Nhật ký và cảm nhận chuyến tham quan đảo Phú Quốc

Đăng lúc: Chủ nhật - 22/02/2015 11:38 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Được phân công, giao nhiệm vụ đưa Đoàn người có công với cách mạng đi tham quan đảo Phú Quốc và một điểm khu cảnh quan thiên nhiên - văn hóa lịch sử theo hành trình của chuyến đi, xin chia sẻ về hành trình và cảm nhận về chuyến đi, nếu ai có quan tâm...
Kế hoạch năm 2013 tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức 15 chuyến đi nghỉ dưỡng, tham quan du lịch (10 chuyến nghỉ dưỡng, 05 chiến tham quan - du lịch) cho các đối tượng thân nhân liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng, tại địa phương như: Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Nội. Theo Kế hoạch, vùa qua (ngày 15 tháng 3 năm 2013) Lao động – Thương binh và Xã hội, tổ chức chuyến đi đầu tiên, đoàn 89 người (trong đó 85 đối tượng là gia đình liệt sỹ, thương binh, có công với cách mạng) đi tham quan, du lịch huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang  
 
1. Khởi hành từ Bạc Liêu đi Hà Tiên

Theo hành trình đến huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang; đoàn đi xe (hai xe) và sẽ nghỉ lại để tham quan một số điểm du lịch về văn hóa, lịch sử,…tại thị xã Hà Tiên.  Đoàn khởi hành từ thành phố Bạc Liêu, dùng cơm trưa tại thành phố Long xuyên – An Giang, sau đo tiếp tục hành trình đến thị xã Hà Tiên, đoàn nghỉ lại và để tham quan khu, điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh như: Mũi Nai, viếng - thấp hương Khu di tích lịch sử Quốc gia (Đền thờ và khu mộ Mạc Cữu và dòng họ Mạc cùng với một số mộ của các tướng lĩnh đưới thời họ Mạc) tại đồi núi Bình San; rồi đến viếng – thấp hương chùa Phù Dung; tham quan ngấm nhìn hang Thạch Động,…
 
2. Khởi hành đi huyện đảo Phú Quốc

Đến huyện đảo Phú Quốc, đoàn tham quan, viếng,…một số điểm sản xuất, sinh hoạt văn văn tâm linh trên đảo như: Làng Chài Hàm Ninh là biểu tượng của sự phát triển, của sức sống mảnh liệt của người dân trên huyện đảo Phú Quốc, vươn ra biển khơi của tổ quốc Việt Nam để làm giàu… viếng Long Hưng Tự (chùa Sư Muôn) tọa lạc trên đỉnh đồi của huyện Đảo, là biểu tượng tiêu biểu về sinh hoạt đời sống tâm linh mà còn là biểu tượng của sự phát triển tinh thần, trí tuệ; sự suy tôn đối với Tổ Tiên của người dân trên đảo. nơi đây ta được ngầm nhìn cây Khơ – Nia hàng trăm năm tuổi, những cây sim lấy trái chế biến thành rượu,…Đấy là hai họ cây không chỉ tiêu biểu cho hàng trăm họ cây trên đảo mà còn thể hiện cho sức sống vươn lên của người dân sống giữa đảo khơi xung quanh, quanh năm là nước mặm, là biển cả mênh mông…
 
Đoàn tham quan vườn tiêu, cở sở sản xuất rượu sim một loại rượu không chỉ là đặc sản nổi tiềng của Phú Quốc mà còn của cả đồng bằng Sông Cữu Long. Tuy diện tích vườn tiêu đoàn đến tham quan không lớn, cơ sở sản xuất rượu sim quy mô nhỏ - công nghệ sản xuất cũng không hiện đại, nhưng đó cũng là thể hiện sự phát triển sản xuất các sản phẩm về nông nghiệp, trình độ chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp, là sự vươn lên làm giàu từ một số ngành sản xuất nông – công nghiệp của người dân trên đảo Phú Quốc.
 
Đoàn đến tham quan cơ sở nuôi cấy ngọc trai Ngọc Hiền, đây là cơ sở có thể nói có một không hai của Việt Nam không chỉ vì cơ sở sản xuất bằng công nghệ Nhật Bản mà nó còn là nơi duy nhất trên đất nước Việt Nam hiện nay sản xuất ngọc trai có chất lượng tốt nhất, một loại sản phẩm trang sức mà nhiều chị em phụ nữ dùng nó để to thắm thêm vẽ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, nhưng điều đặc biệt hơn sản phẩm ngọc trai còn là sự thể nguồn tài nguyên quý hiếm của Việt Nam ở đảo Phú Quốc.
 
Đoàn đến thăm viếng Nhà tù Phú Quốc – dấu tích một thời không thể nào quên, là trại giam trung tâm của miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy, được xây dựng năm 1967, nằm địa phận xóm Cây Dừa, xã An Thới ngày nay, trại giam có 12 khu (được đánh số thứ tự từ 1 đến 12), đến năm 1972 thì xây dựng thêm 2 khu (khu thứ 13 và 14), với tổng diện tích khoảng 400 ha, giam giữ hơn 32 ngàn tù nhân, có lúc tăng lên tới 40 ngàn người.
 
Vào viếng, tham quan các khu giam giữ tù nhân tại Nhà lao Phú Quốc là nơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. Ở đây kẻ thù tự đặt ra nhiều kiểu hành hạ tra tấn tù binh dã man, tàn độc hơn cả thời Trung cổ, gây ra những cái chết thảm khốc của hơn 4.000 tù nhân, bằng nhiều cách tra tấn như: "Đánh tù nhân bằng roi cá đuối", chúng bắt người tù cởi quần áo, hai tay giơ lên, Cai ngục dùng roi cá đuối đầy gai sắc quất vào thân thể người tù, rồi giật mạnh, làm cho da thịt rách theo; có khi Cai ngục dùng muối trộn ớt bột xát vào vết thương để người tù thêm đau đớn; “Đóng đinh vào người tù nhân”: Cai ngục dùng những chiếc đinh 3 đến 10cm đóng vào các ngón tay, mu bàn tay, xương bả vai, đầu gối, kể cả vào đầu của tù nhân trong quá trình tra tấn; “Đục răng tù nhân”: Cai ngục kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gẫy văng ra, có khi ngục bắt tù nhân cầm đục cho chúng đục; “Bẻ răng” Cai ngục bắt tù nhân cắn một đầu đục, rồi dùng chiếc khác đập lên hoặc xuống đầu kia làm cho răng gãy; “Dùng ván ép lồng ngực tù nhân": Cai ngục dùng 2 tấm ván ép vào ngực và lưng tù nhân, sau đó xiết bù long ở 2 đầu, làm tù nhân bị vỡ lồng ngực, ép tim và tắt thở; “Bắt tù nhân Lộn vỉ sắt”, các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn dùng lót đường băng sân bay, phía dưới có nhiều cạnh sắc và đầy mấu rồi bắt tù binh cởi hết áo, quần, chỉ còn chiếc quần đùi, người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn nhiều lần, thân thể người tù bị tóe máu,  tóc bị bứt, da tróc tả tơi; “Dìm người tù vào chảo nước sôi”, Cai ngục bắt người tù ngồi xuống, lấy bao bố trùm lên rồi dìm vào chảo nước sôi (đã có ba người tù ở phân khu C6 đã bị luộc chết).
 
Chứng kiến sự tái hiện của cách tra tấn tù nhân của Mỹ - Ngụy tại đây các thành viên trong đoàn không cầm được nước mắt mà nhất là những Chú trong đoàn đã từng bị giam cầm tại đây, các Chú cố tìm, cố nhớ lại khu mình bị giam, nơi mình đã bị còng, bị tra tấn để chỉ cho các thành viên trong đoàn, rồi các Chú dừng lại khá lâu ở một vài điểm để tìm, để kiếm…nhưng có lẽ các Chú tìm, kiếm trong tâm trí, hình dung bóng hình của những đồng đội, đồng chí mình bị tra tấn đến chết tại các khu giam cầm này có còn sót lại chút gì hay linh hôn còn quanh quẩn đâu đây khi biết đồng đội, đồng mình hôm nay – đã hơn 40 năm mới có dịp về viếng thăm…
 
Xe chuẩn bị rời khu nhà giam này, kiểm lại còn thiếu một Chú nhưng đợi khá lâu không thấy Chú trở lại lên xe để đi tiếp, cả đoàn lo, sót ruột vì trời nắng ngồi trên xe nóng nực, nên có người nói những lời khó chịu, tôi cũng cảm thấy khó chịu…Trong đoàn có mấy người quay trở lại nơi các khu trại giam mà đoàn vừa đi qua thì gặp Chú ấy đang đứng lặng người mà những giọt nước mắt lăng dài từ mặt rồi xuống đất, hỏi ra mới biết vì Chú quá cảm xúc khi bàn chân của Chú bước đến vị trí mà ngày ấy đồng đội của Chú bị giặc tra tấn đến chết, nhớ lại mà không cầm được nước mắt và quên cả quay trở lại xe để cùng đoàn đi tiếp…Nghe Chú nói tôi thật sự không cầm được nước và tự trách mình sao vội có suy nghĩ, khó chịu…vì Chú chưa trở lại lên xe đi tiếp… mà không tìm hiểu rõ lý do vì sao Chú còn lại phải để mọi người trên xe chờ…
 
Đoàn đến chụp hình lưu niệm chuyến đi tại Đài Tưởng niệm các chiến sỹ, đồng bào đã hy sinh trên đảo, rồi tiếp tục đến tham quan bãi biển An Thới (Bãi Sao), một bãi biển đẹp nhất của Phú Quốc, đoàn tiêp tục hành trình đến tham quan Dinh Cậu (còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương), Miếu thờ là sự thể hiện lòng tôn kính, biết ơn những bậc tiền nhân đã sống chết ở vùng biển này để giữ biển, để khai thác thủy sản ở vùng biển này – vùng biển tổ quốc Việt để làm giàu cho Phú Quốc, cho quê hương đất nước Việt Nam.
 
Huyện đảo Phú Quốc của tổ quốc Việt Nam, trong tương sẽ trở thành đặc khu kinh tế hành chính bởi các điều kiện về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên so với các tỉnh thành trong đất liền, có những tài nguyên Phú Quốc có mà các tỉnh thành trong đất liền không có như: cơ sở nuôi cấy và sản xuất đồ trang suất được làm từ nguyên liệu ngọc trai, cây sim và sản xuất rượu sim it chỉ một vài tỉnh, thành trong cả nước có. Rồi đây du khách trong ngoài nước sẽ đến với Phú Quốc – đặc khu kinh tế hành chính, sẽ còn biết - hiểu nhiều hơn về ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống kẻ thù xăm lược của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam được thể hiện từ các chiến sỹ cách mạng ở Nhà lao Phú Quốc.
 
3. Về Rạch Giá – Long Xuyên     

Sau thời gian tham quan – thăm viếng các khu điểm tham quan – du lịch về phát triển kinh tế, văn hóa lịch, tâm linh trên huyện đảo Phú Quốc, đoàn xuống tàu về Rạch Rỏi – Kiên Giang, đoàn lên hai xe khởi hành về thành phố Long Xuyên – An Giang
 
Đoàn đến viếng thấp hương, tham quan các điểm trong hệ thống trưng bày tại Bảo tàng Bác Tôn (Cù lao Ông Hổ quê hương Bác Tôn), hiện nay gồm: 7 phòng (1) Phòng trưng bày “Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng  (2) Phòng trưng bày “Viên ngọc Côn Sơn” (3) Phòng trưng bày “Bác Tôn tại An toàn khu Việt Bắc” (4) Phòng trưng bày “Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới” (5) Phòng trưng bày “Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng” (6) Phòng trưng bày “Tái hiện căn phòng làm việc và nghỉ ngơi của Chủ tịch Tôn Đức Thắng” (7) Phòng trưng bày “Bác Tôn qua các tác phẩm Mỹ thuật”.
 
4. Cảm nghỉ về chuyến đi

Kết thúc chuyến đi với thời gian 5 ngày 4 đêm, thành công của chuyến đi là các thành viên trong đoàn được biết hiểu thêm về những vùng đất giàu đẹp của đất nước Việt Nam; có suy nghĩ, cảm xúc về sự đoàn kết của các Chú, các Cô – tinh thần thương yêu giúp đở nhau của những đồng đội, đồng chí, đồng bào trong những năm tháng trong Nhà lao Phú Quốc là bài học vô cùng quý báu không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả nhiều thế hệ trẻ - là những người “chủ tương lai của đất nước”, trong quá trình giữ nước, xây dựng đất nước phát triển hôm nay và cho muôn đời sau…
                                                   
                                                      
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết