Viết báo cũng lắm chuyện buồn vui

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 20:02 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Viết báo hay nói cách khác là viết phản ảnh thực tế đời sống, mà đi vào thực tế đời sống là có cái tốt cái hạn chế - cái xấu, cái đúng cái sai, cái khen cái phê phán thậm chí có cái phải được đấu tranh triệt tiêu…Ở đời người ta ai cũng thích được nói mình tốt hơn nói mình dở mình xấu, thích được khen hơn được chê, được phê phán…Nên dù không làm báo chuyên nghiệp, chỉ là tham gia cộng tác viết thôi tôi thấy lắm chuyện buồn vui...
TÂM SỰ VUI BUỒN CỦA NGƯỜI VIẾT BÁO
 
Tôi được sinh ra trong một gia đình không phải là có truyền thống nghề báo, mà Cha mẹ tôi đều là cán bộ đều xuất thân nông dân, làm thuê làm mứơn kiến sống, học ít nếu không muốn nói là “dốt”. Nhưng khi cha tôi hy sinh, gia đình cực kỳ khó khăn vậy mà mẹ tôi luôn lo và khuyên bảo tôi phải vượt qua khó khăn để học, học để lo cho thân, lo cho xã hội. Lớn lên cùng năm tháng, học được hết cấp hai ( phổ thông trung học cơ sở ngày nay ), tôi đi làm thầy giáo ở quê với mong muốn là truyền đạt những kiến thức, những nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho lớp trẻ em, cho các lớp học bình dân (bổ túc văn hóa) người lớn; được ít lâu mẹ tôi bảo nếu con muốn phục vụ tốt hơn cho nhân dân, cho đất nước thì phải học nữa, học tiếp…

Nghe lời mẹ tôi chuyển công tác về Tỉnh, Huyện để tôi vừa công tác vừa học bổ túc văn hóa xong cấp ba ( Trung học phổ thông ngày nay), và học Đại học tập trung và cũng chính trong thời gian này tôi được sự dìu dắt của các anh, các chị làm nghề báo mà nhất anh Xuân Linh, của anh Chánh Thuận mà tôi đã tập tành viết báo cho vui, nhưng càng viềt tôi càng thấy nghề báo có cái hây cái tốt của nó, là cái nghề để góp phần tuyên truyền phổ biến các nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho xã hội, cho nhân dân mà đặc biệt là cũng để phản ảnh những tâm tư nguyện vọng, thực tế cuộc sống đời thường của người dân với Đảng, với Nhà nước. Chính vì vậy mà càng tham gia tôi càng thấy yêu thích viết báo. Tuy nhiên tôi không có ý nghĩ là chuyển sang viết báo chuyên nghiệp, viết báo để nội danh nổi tiếng, mà chỉ muốn vừa công tác vừa tham gia viết báo.

Với ý nghĩ đó mà hơn hai mươi năm qua mặc dù tôi không phải là nhà báo chuyên nghiệp, nhưng tôi cũng đã được kết nạp vào hội viên Hội nhà báo. Khi được là hội viên Hội nhà báo tôi càng hăng hái tích cực hơn, nhưng càng hăng hái tích cực thì tôi lại thấy gặp rất nhiều khó khăn hơn trong công tác, đôi khi còn bị định kiến nếu không  muốn nói là bị trù dập…Bởi có những bài viết thực tế đời sống, mà đi vào thực tế đời sống là có cái tốt cái hạn chế - cái xấu, cái đúng cái sai, cái khen cái phê phán thậm chí có cái phải được đấu tranh triệt tiêu…ở đời thì người ta ai cũng thích được nói mình tốt hơn nói mình dở mình xấu, thích được khen hơn được chê, được phê phán… mà nhất là nói đến những điều không tốt, điều xấu, điều cần phê phán… có liên quan đến sự điều hành quản lý lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo.

Kỷ niệm nhớ không thể nào quên trong thời gian tham gia viết báo của tôi là một lần ở địa phương xảy ra vụ hỏa hoạn, với máu nghề nghiệp là muốn phản ảnh đưa tin nhanh nóng hỏi là xảy ra vụ cháy chưa rõ nguyên nhân, các cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ…chớ không có câu chữ nào viết nói vụ cháy ấy đúng sai hây nhận xét bình luận nguyên nhân gì cả, dù biết rằng các cơ quan chức năng đang xác minh làm rõ vì vụ cháy xảy ra sau khi cơ quan thẩm quyền triển khai quyết định giải quyết tranh chấp đất đai nhưng tôi không hề đề cập đến, vậy mà tôi cũng bị đưa ra trước tập thể Ban chấp hành Huyện ủy phê phán cho rằng tôi làm rói địa phương, có tư tưởng “diễn biến hòa bình”. Và một lần khác tôi được mời dự họp mặt truyền thống ngày báo chí Việt Nam, nhưng lãnh đạo không đồng ý cho đi dự với lý do do bận công việc cơ quan, tôi đoán biết là lãnh đạo sợ tôi đi dự cũng chính là để tôi quan hệ công khai với báo chí và cung cấp thông tin những vấn đề tiêu cực mà tôi đang đấu tranh.

Dù không làm báo chuyên nghiệp  chỉ là tham gia cộng tác viết thôi mà tôi đã thấy nhiều điều lắm chuyện buồn vui, chớ đừng nói chi là những anh chị em hoạt động báo chí chuyên nghiệp, nhưng nghĩ nếu là người cán bộ, đảng viên là những người luôn cho mình thắm nhuần lời dạy của bác Hồ là phải dám nhìn thẳng vào sự thật mà sự thật là có cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu, có việc được khen nhưng cũng có việc phải được chê phê phán…mà những người làm báo là những người góp phần cho xã hội, cho dân, cho cán bộ đảng viên hiểu được điều này. Những người làm báo làm được điều này cũng chính là đã thực hiện tốt được lời dạy của bác Hồ  báo chí là mặt trận cách mạng mà nhà báo là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận ấy.

                                                                                      
Tác giả bài viết: NGUYỄN LÊ TRẦN
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết