Tấm gương của người thương binh

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 04:54 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Bài viết về tâm gương thương nặng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trích từ lương thương binh của mình đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa quỹ vì người nghèo; giáo dục các con đều thành đạt...
 NGƯỜI THƯƠNG BINH
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG GƯƠNG MẪU

Chiến tranh đã lùi xa vào vĩ vãng hơn ba mươi năm, dù không muốn nhớ lại nhưng mỗi khi đến ngày kỷ niệm truyền thống thành lập quân dội nhân dân Việt Nam ( ngày 22 tháng 12 ) hàng năm thì nỗi đau không thể tả được trổi dậy trong lòng bác Trần Công Bằng (Tám Bằng ), anh hùng hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bác Tám 15 tuổi tham gia đánh Pháp, 21 năm tham gia đánh Mỹ  đ chín đấu trên 250 trận, có 182 trận đánh với địch từ cấp Đại đội trở lên, 24 lần bị thương với hng trăm vết thương lớn nhỏ rong người Bác, qua nhiều lần bị thương có những vết thương đầu đạn, miểng bom còn nằm trong cơ thể, trong này có lần cụt mất cánh tay trái, đứt 5 khút ruột, vỡ sọ no. Trong ngy lễ truyền thống trọng đại này Bác không đau vì nhũng vết thương trn thn thể mình mà Bác đau vì nỗi đau trong ngày vui chung, ngày kỷ niện truyền thống của cả dân tộc ghi ơn, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ, làm cho Bác Tám nhớ thật nhiều đến đồng chí, đồng đội đã cùng Bác đi qua những năm tháng chiến đấu, trên khắp các chiến trường, những trận đánh ác liệt đã anh dũng hy sinh vĩnh viễn nằm xuống để cho có độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân và cho có được ngày truyền thống hôm nay, ngày thành lập quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày hai mươi hai tháng mười hai hàng năm.

Với phẩm chất bộ đội cụ Hồ đã được chui rèn, tôi luyện trong kháng chiến, ngày 06 tháng 11 năm 1978 bác Tám Bằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với nỗi đau của một thương binh nặng hạng ¼ , ( sau nhiều lần bị thương sức lao động cịn lại l 11% ) và nỗi đau vì mất những đồng chí, đồng đội, khi được nghỉ hưu về địa phương sinh sống tại ấp 5, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, với cấp bậc trong quân đội là Đại tá, 55 tuổi đảng, nhưng bác Tám Bằng luôn luôn có cuộc sống mẫu mực, gương mẫu được nhân dân tín nhiệm, thương yêu, gia đình Bác từ năm 1999 đến nay đều được Nhà nước công nhận là gia đình đạt chuẩn văn hóa, tuy gia đình thương binh, gia đình chính sách ( bác Tám gái Văn Thị Chín cũng có Huân chương kháng chiến hạng ba ) nhưng hàng năm gia đình Bác cũng trích từ thu nhập của gia đình, tiền chế độ thương binh hưu trí, tiền chế độ chính sách để đóng từ 300 ngàn đồng trở lên vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì ngưới nghèo và các quỹ khác của địa phương, hàng năm gia đình Bác đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân với đất nước…Không chỉ biết xây dựng gia đình mình có cuộc sống mẫu mực mà Bác còn tham gia vận động nhân dân thực hiện các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, tích cực đóng góp xây dựng  Đảng, Chính quyền, Đoàn thể ở địa phương, từ đĩ đ  góp phần cho Đảng bộ thị trấn Hộ Phòng hơn mười năm qua liên tiếp đều giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Còn trong gia đình Bác luôn luôn giáo dục con, cháu sống lao động, học tập theo gương cách mạng của các thế hệ cha, ông đi trước vì vậy bốn người con của bác Tám Bằng nay đều đã trưởng thành, người là Bác sỹ, người là kỹ sư…cả bốn người hiện nay đều công tác ở các Ban ngành của hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

Bác Trần Công Bằng và gia đình Bác thật sự là một tấm gương mẫu mực, là biểu trưng của phẩm chất đạo đức cách mạng của hàng vạn, hàng vạn của đồng bào chiến sỹ đã vì sự nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích của tổ quốc, vì thống nhất tổ quốc, vì  tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà đã anh dũng hy sinh và cho có ngày truyền thống hôm nay, ngày hai mươi hai tháng mười hai, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, để từ đó được phát huy trong giai đoạn hiện nay góp phần xây dựng quê hương đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Bác thật sự đúng như câu thương binh “ tàn nhưng không phế”, đã nghỉ hưu nhưng thật sự “ chỉ hưu chớ không nghỉ ”. Và tấm gương của bác Trần Công Bằng, cùng gia đình bác để mỗi người cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân suy ngẫm mà thực hiện tốt hơn trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước đặc biệt là trong công cuộc chống  tiêu cực, tham nhũng, lãng phí… là thứ giặc “ nội xăm ” để tiếp tục củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện thành công xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
                         
                                                              
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết