(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)
Bài viết nói về sự thiếu giáo dục, dạy con cháu của gia đình khi còn nhỏ; lớn lên đi làm việc cơ quan lại quản lý, giáo dục phẩm chất chính trị không sâu sát, chặt chẽ cán bộ; bản thân không tu dưỡng rèn luyện nhân cách đạo đức,...dẫn đến phạm tội, phải ngồi tù
Hôm dự phiên tòa xét xử Nghiệm, tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản Nhà nước, gây hậu quã nghiêm trọng về đến nay đã hơn 20 ngày trôi qua người ta thấy cứ vào khoảng hơn 19 giờ đến hơn 23 giờ hàng đêm ông Tâm ngồi bên bếp lửa đốt bằng cây củi địa phương nấu nước pha trà uông một mình, và một đốm lửa đều đều lé sáng lên rồi một làn khối trắng pha lẫn màu đen theo gió lúc bay xa lúc quanh quẩn ngang đầu từ điếu thuốc pactô, loại thuốc rẻ tiền một gối chỉ 2.500 đồng.
Ông Tâm suy ngẫm ! “Trong hơn 20 đứa cháu nội, ngoại; Nghiêm-Hắn là một đứa cháu nội nhanh nhẹn, có vẽ thông mimh nhất nên được ông nội và nhiều người trong gia tộc thương chiều, tạo điều kiện cho Hắn học hành đến nơi đến chốn, chứ đám cháu còn lại đứa nào giỏi lắm cũng chỉ học đến hết lớp 9 trường làng thì đã theo cái nghiệp nghề nông bán thân cho đất bán mặt cho trời mà bao đời ông, cha…của chúng đã làm và truyền lại.
Riêng Hắn thì khác. Đúng là Hắn thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bác nên suốt thời học phổ thông các cấp Hắn học từ khá trở lên, đến khi vào Đại học cũng có nhiều môn học đạt điểm giỏi, ra trường được xếp loại ghi vào bằng tốt nghiệp là loại khá.
Ra trường, thời điểm này có tấm bằng Đại học chuyên ngành kinh tế được xế loại khá, cùng với tính cách, diện mạo của Hắn như thế nên dễ dàng xin được việc ở đon bị kinh tế trên tỉnh, rồi cũng dễ dàng được lòng lãnh, rồi nhanh chóng được đề bạt, bổ nhiệm một chức trưởng, phó gì đó của đơn vị này không rõ, nhưng ông Tâm chỉ nhớ là từ đó cuộc sống của Hắn thay đổi rất rõ, rất nhanh từng ngày đến nổi khó có thể nhận ra cái gốc nông dân nòi gặt, nếu không phải những người trong giòng tộc và cùng làng cùng xóm với Hắn, bởi cách ăn mặc, sinh hoạt, ăn xài…Người ta không chỉ thấy Hắn ăn mặc hàng hiệu, đi giầy đắt tiền láng bóng, ăn sáng nơi quán sang trọng uống bia, rượu mạnh trong nhà hàng ở thị thành nơi công tác của Hắn mà ngay cả khi có dịp về quê thăm hoặc cúng giỗ tổ tiên thì ít nhất cũng vài ba chiếc xe du lịch và ít nhất cũng không dưới chục người cả nam lẫn nữ xinh xinh, đôi khi còn có cả ca sỹ nhạc công…để vui vẽ, chúc mừng.
Những lần như thế ông Tâm cùng một số đông người trong giòng tộc và có cả một số không phải là bà con giòng tộc nhưng được một đôi lần Hắn giúp đở tạo điều kiện cho một việc gì đó rất lấy làm hãnh diện vì một đứa cháu, đứa con, một đứa hàng xóm thông minh, học khá, nhanh nhẹn, được lòng lãnh đạo. Và ít nhiều cũng trách cho cái đám cháu nông dân của mình ít học, quanh năm chỉ biết cậm cuội với rộng đồng, chỉ biết thể hiện sự hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ bằng những việc dâng tặng những sản phẩm đồng quê đã có từ ngàn đời nay, và chúng chỉ biết làm nghĩ vụ đóng thuế, đóng góp các khoản quỹ theo quy định của Nhà nước là đã yên phận rồi.
Miền vui, tự hào tưởng chừng vô tận nếu không có ngày ấy, cái ngày mà mọi thứ tưởng chừng như sụp đỗ, tang tành bởi cái tin thằng Nghiệm-Hắn, cháu nội của ông Tâm đã bị bắt giam vì tội đàn điếm ăn chơi xa đọa, lãng phí, tham mô tiền của Nhà nước. Thì ra là vậy, cái hào hoa bóng nhón, ăn uống sang trọng, chơi bời phung phí mà ông Tâm cùng một số đông người trong giòng tộc và một số không phải là bà con giòng tộc có một thời gian rất lấy làm hãnh diện chính là tiền do Hắn tham ô của Nhà nước; là tiền mồ hôi, xương máu của những người nông dân một nắng hai sương, bán thân cho đất, bán mặt cho trời, lao động vất vả đóng thuế, đóng góp cho nhà nước để cho Hắn cấu kết tham ô tiêu xài như thế…
Từ hôm dự phiên toà kết tội Hắn với mức hình phạt là 10 năm tù giam và phải bồi thường thiệt hại tiền bạc của Nhà nước; hàng đêm bên bếp lửa, ly trà, làng khối thuốc ông Tâm thầm nghĩ Hắn lãnh mức hình phạt đó là đáng cho Hắn rồi, nếu nó không phải là cháu nội thì mức hình phạt ấy với Hắn có lẻ hơi nhẹ. Rồi ông Tâm lại suy nghĩ đâu phải có học, học khá, học giỏi, có bằng cấp như Hắn là có giáo dục, có đạo đức…bởi đám anh em của Hắn hơn 20 người chỉ là nông dân, có học hành đến đâu đâu, có bằng cấp, có chức vụ gì đâu, nhưng luôn được Ông và gia đình thường xuyên nhắc nhở, rầy dạy thường xuyên mà nói như cách nói của Hắn khi chưa là phạm nhân là thường xuyên giáo dục phẩm đạo đức chính trị, nên đâu có ai vi phạm pháp luật như Hắn.
Đúng ! để con người luôn hoàn thiện nhân cách, đạo đức…thì con người phải được thường xuyên rầy, dạy nói theo cách nói của người nông dân, còn nói theo cách nói của người có học hành có bằng cấp, có chức vụ như Hắn là, thường xuyên giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị thì mới mong có người cán bộ công chức có nhân cách, đạo đức tốt, không tham ô, hối lộ, hết lòng phục vụ nhân dân.
Hắn nói thế mà Hắn không làm được như thế…!”
Bạc liêu, ngày 9 tháng 7 năm 2008
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc