(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)
Bài viết, đề xuất cần đánh giá xác thực hơn về hiệu quả đồng vốn đầu tư cho vùng chuyển đổi sản xuất chuyên trồng lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới...
NHÌN LẠI MỘT NĂM
HIỆU QUẢ ĐỒNG VỐN ĐẦU TƯ
CHO SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG
Những năm qua tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Bạc Liêu nói chung của huyện Giá Rai nói riêng, luôn luôn trên đà phát triển và tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Từ sự tăng trưởng, phát triển ấy mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện nâng lên. Đạt được kết quả ấy là có sự đóng góp, vay trò quan trọng không thể thiếu được của ngành ngân hàng trong đầu tư cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh.
Năm 2004 này, chỉ riêng chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp phát triển nông thôn huyện Giá Rai và Phòng giao dịch Ngân hàng công thương tại Hộ Phòng đã đầu tư ( cho vay ) vốn tổng số tiền là 248 tỷ 556 triệu tổng dư nợ đến nay là 315 tỷ 850 triệu ( Trong này chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn đầu tư cho vay 165 tỷ 556 triệu đồng, dư nợ là 232 tỷ 850 triệu; Phòng giao dịch Ngân hàng công thương tại Hộ Phòng đầu tư cho vay là 80 tỷ đồng, dư nợ là 83 tỷ đồng ). Ngồn vốn trên chủ yếu tập trung đầu tư phục vụ cho các xã thị trong vùng chuyển đổi sản xuất một vụ lúa-một vụ tôm của huyện, đến nay có dư nợ đầu tư cho sản xuất trên lĩnh vực này là 221 tỷ 700 triệu đồng. Đây là sự quan tâm chỉ đạo kỳ quyết của lãnh đạo địa phương nhằm khơi dậy, khai thác ngày càng hiệu quả hơn tiềm năng thế mạnh của huyện, đồng thời đây cũng là điểm đầu quan trọng cho thực hiện Công nghiệp hóa hiện đại hóa Ngông nghiệp nông thôn. Với nguồn đầu tư trên nếu tính bình quân mỗi ha trên 11 triệu đồng; cho cả sản xuất lúa tôm, còn bình quân đầu tư cho nuôi trồng thủy sản là trên 10 triệu đồng/ ha. Từ sự quan tâm này mà trong những năm qua nói chung năm 2004 nói riêng, đã góp phần cho sự tăng trưỡng kinh tế, văn hóa xã hội của huyện năm 2004 tổng sản phẩm tăng 13% so với năm 2003; Thu nhập bình quân đầu người đạt 7, 2 triệu đồng, tăng hơn 1 triệu đồng so với năm 2003; có 10 ấp đạt chuẩn văn hóa, nâng tổng số ấp đạt chuẩn văn hóa là 47/69 ấp đạt và có 21.191/24.357 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 87% . Với những số liệu trên cho thấy việc đầu tư cho vay của ngành ngân hàng đã thật sự không thể thiếu được, là động lực để nông dân, nông thôn phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của nông dân.
Song, điều đáng quan tâm là việc sử dụng làm sao để sử dụng đồng vốn đầu tư của Nhà nước, vốn vay Ngân hàng thật sự có hiệu quả hơn. Trong lần tiếp xúc cử tri gần đây của Đại biểu Hội đồng nhân dân, một số bà con cử tri cho rằng mức cho vay của Ngân hàng hiện nay còn thấp so với nhu cầu phục vụ cho sản xuất. Đúng là thấp, nếu như lấy mức bình quân đầu tư cho một ha như trên đã tính và thấp so với những hộ thật sự đầu tư cho sản xuất theo quy trình công nghiệp-bán công nghiệp, còn mức bình quân đầu tư trên cho các hộ nuôi quãng canh-quãng canh cải tiến thì chưa hẳn đã là thấp. Theo tìm hiểu được biết, tại sao bà con cho là thiếu vốn vì một số hộ, sử dụng một phần đồngvốn vay chưa đúng mục đích. Khi vay tiền Ngân hàng chưa đầu tư hoàn toàn cho sản xuất mà sử dụng một phần vốn vay cho việc sửa chữa-xây dựng nhà ở, mua sắm một số vật dụng, thiết bị trong gia đình, thậm chí dùng tiền này để đóng góp cho các quỹ ở địa phương, việc dùng tiền vay đóng các quỹ tuy không lớn lắm nhưng thiết nghĩ là không nên. Từ đó sử dụng đồng vốn chưa thật sự mang lại hiệu qủa cao. Nếu chúng ta thử tính là lấy phần vốn đầu vào sản xuất cho các Xã, Thị trấn trong năm 2004 của hai tổc chức Ngân hàng ( Nông nghiệp-phát triển nông thôn và công thương ) là 315 tỷ 700 triệu đồng, qua thu thuế của các đơn vị này là 14 tỷ 215 triệu đồng thì trong một năm trời chỉ đóng góp được khỏang 2% trên một đồng vốn vay, chưa tính hàng trăm tỷ đồng mà Nhà nước đã đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng để làm cơ sở tạo đà cho sản xuất nông nghiệp nông thôn phát triển, thì đây thật sự hiệu quả mang lại còn quá thấp; Nên khi đến kỳ hạng trả vốn - lãi Ngân hàng một vố hộ dân phải vay tiền “ nóng “ bên ngòai với lãi suất cắt cổ từ 5% trên ngày trở lên để trả cho Ngân hàng, để rồi sau đó mới được vay đáo hạng, đây cũng là nguyên nhân tạo thêm sự thiếu vốn cho sản xuất và hiệu qủa sử dụng vốn kém hiệu quả.
Tuy vậy, vấn đề nhu cầu vốn vay đầu tư cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là rất cần thiết, nhưng vấn đề quan trọng hơn là việc quản lý sử dụng đồng vốn làm sao thật sự có hiệu quả. Muốn thực hiện được điều này, Chính quyền địap hương cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong xác nhận mức độ nhu cầu sử dụng vốn của từng hộ dân và kiểm tra, giám sát, đồng thời hướng dẫn bà con sử dụng vốn có hiệu qủa thật sự, không để sử dụng sai mục đích; Các Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa việc thẫm định hiệu quả các dự án vay vốn, nghiên cứu kết hợp xây dựng mô hình tín dụng liên xã để cán bộ tín dụng Ngân hàng sát thực tế hộ dân hơn. Các Ngân hàng kết hợp Chính quyền địa phương xây các dự án cho vay xây dựng-sửa chữa nhà ở, mua các thiết bị đồng dùng trong gia đình bằng nguồn vốn dài hạng, để người dân không phải dùng vốn sản xuất mà sử dụng sai mục đích, đặc biệt là không dùng vay đầu tư cho sản xuất mà đóng góp các quỹ cho địa phương.
Nhìn lại việc đầu tư cho vay vốn của Ngân hàng đầu tư cho sản xuất, chúng ta có cái nhìn đánh giá thẳng thắn những mặt tích cực, hiệu quả của nó, đồng thời cũng mạnh dạng nhìn nhận những mặt hạn chế tồn tại mà nhất là việc sử dụng đồng vốn chưa thật sự đúng mục đích, chưa có hiệu qủa cao… Để từ đó rút kinh nghiệm mà thực hiện tốt hơn, đưa kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa; Đời sống của người dân nói chung, người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện nâng cao, góp phần thực hiện nhanh mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mimh”.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc