Ai "muốn" làm vợ liệt sỹ

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 20:52 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Bài viết, nói về nổi lòng của phụ nữ có chồng đã ngã xuống cho cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; mỗi khi đêm về họ nhớ thương chồng da diết; đâu ai muốn, đâu ai nghĩ mình làm vợ liệt sỹ mà chỉ muốn sống bên chồng bên con như bao người phụ nữ khác...
Thế là mùa xuân năm 1975, kết thúc cuộc chiến tranh tàn khốc, mỗi thứ dần dần như đã đi vào quá khứ, nhưng có một thứ có lẻ không thể nào quên được mà nhất là cả dân tộc tổ chức mừng chiến thắng, thống nhất đất nước, truy ơn những người đã ngã xuống cho tổ quốc có được ngày hôm nay, đó nổi đau mất vĩnh viễn người yêu nhất của mình, trong số ấy  bà Hạnh là trường hợp điển hình.

Với cái tuổi gần đất xa trời, chưa đầy hai mươi bốn tháng nữa, là bốn mươi lăm năm bà Hạnh đã không có chồng. Chiều nay trời bỗng dưng đổ mưa như trút nước, nhìn những giọt mưa rơi tạo thành một dòng sông chảy siết, Bà trầm tư suy nghĩ về quãng đời đã qua của mình…

Với tuổi mười lăm, mười sáu trăng tròn, bà Hạnh cũng như bao nhiêu trai gái trong làng quê, bắt đầu cũng có những mơ ước, nghe rạo rực trong lòng, ửng hồng đôi má khi bắt gặp ánh mắt anh chàng nào đó trọm nhìn, mặt dù chưa biết, chưa hiểu rõ thế nào là yêu, tình yêu là gì. Nhưng có một thứ tình yêu được ông bà, cha mẹ thường nhắc đến, giáo dục Bà, đó là tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Rồi chứng kiến không biết bao lần bom đạn trút xuống làm làng xóm tan hoang, người người thân, bà con xóm làng chết thãm thương vô tội;

Lòng thương sót, ý chí câm thù, mặt dù không được học hành do nhà nghèo, cha mẹ bà Hạnh chỉ dạy cho Bà biết đọc biết viết nhưng bà Hạnh sẵn sàng làm bất cứ điều gì theo lời các các chú, các cô nói là việc làm đó có ích, góp phần ngăn chặn những cơm mưa bom  đạn, giảm cảnh chết chóc đau thương cho người, cho bà con làng xóm là sẵn sàng tham gia. Bà đi liên lạc mang công văn, giấy tờ đến nơi theo yêu cầu của các chú, các cô…

Thắm thoát theo thời gian, cô bé Hạnh ngày nào cũng đã trở thành cô thôn nữ, giờ đây tiếp tục gắn với nhiệm vụ liên lạc còn có tình yêu đôi lứa, trong những lần đi liên lạc bà Hạnh đã gặp rồi yêu nhau, anh bộ đội của một đơn vị cấp Huyện, hai Người được tổ chức chấp thuận cho tác hợp bằng một cái lễ thành hôn thật đơn sơ nhưng thật đầy thấm tình yêu, tình đồng chí.

Tình yêu mặn nòng và hạnh phúc ngày càng sâu đậm cùng việc của vợ chồng là con chào đời. Tuy là, thế nhưng vì phải chắm sóc cho con, cho gia đình, bà Hạnh chỉ còn tham gia công việc của địa phương, để chồng được yên tâm chiến đấu. Nhưng rồi, bà Hạnh không thể ngờ, chết lặng khi nhận tin chồng Bà hy sinh.

Số phận nghiệt ngã đã đẩy đưa cuộc đời người phụ nữ tưởng chừng đã đến bước đường cùng, đêm đêm bên ngọn đèn dầu lúc tỏ lúc mờ bà Hạnh đã khóc cạn nước vì nhớ thương chồng và thương cho cảnh khổ của con còn quá thơ dại đã mất cha, chúng nằm bên nhau ôm nhau mà ngủ say, từng nhịp sống đập đều đều trong đêm trường thẩm lặng, rồi sáng dậy chúng vui đùa. Thỉnh thoảng có đứa hỏi sao không thấy Cha về vậy Mẹ, bà Hạnh chết đứng trong lòng vì câu hỏi của con trẻ, nhưng Bà cố gượng  ném nổi đau mà trả lời con, các con chơi đi rồi Cha con sẽ về, chứ chúng đâu ngờ rằng Cha chúng đã ra đi vĩnh viễn…

Rồi ngày tháng nối tiếp qua đi cùng với nổi thương buồn của người góa phụ trẻ, trong những đêm dài chằng chọc nhớ thương chồng, thương và nghĩ số phận của những đứa con trẻ sau này, đôi lúc nổi khát vọng một “tình yêu”, một lời âu yếm, một cái vuốt ve của một người đàn ông đến cháy lòng; cùng với khát khao “tình yêu” ấy, người đàn ông còn là điểm tựa cho Bà và các con trên đường đời lắm gian nan ở phía trước. Có lẻ số phận đã định, trong đêm người chiến sỹ (du kích xã) là bạn chiến đấu của bà Hạnh  và chồng Bà  dừng chân trú mưa, các con đã ngủ say vì mưa gió lạnh, để lại một không gian vắng lạnh giữa hai tâm hồn đang hừng hực khát vọng tình yêu, chúng tôi đã  “yêu nhau” thật tha thiết trong đêm mưa gió ấy, và kết quả của “tình yêu” ấy là một đứa con chào đời mà cho đến nay chúng tôi chỉ thầm biết, chứ chưa một lần con nó gặp mặt cha nó và có lẻ nó cũng nghĩ cha nó đã hy sinh như anh chị nó…

Nổi thương đau cùng  cực lại tăng lên không biết đến mức nào mà tính đối với bà Hạnh, nhưng bà cũng đã vượt qua nuôi các lớn dần theo năm tháng trong nổi đau thương cùng cực  và với những tiếng vào lời ra của sự ra đời của đứa con là kết quả của sự khát vọng “tình yêu” trong đêm mưa, mà kết quả của “tình yêu” ấy Bà phải chịu, một thời đã không được hưởng chính sách đài thọ của nhà nước...

Khi đất nước hòan tòan giải phóng thống nhất đất ước, Nhà nước đã có chủ trương, chính sách ghi công những người hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho hạnh phúc của nhân dân, chồng bà Hạnh được công nhận liệt sỹ; còn bà Hạnh thì không được hưởng một số chính sách ưu đãi ,vì Bà tái góa. Mặt dù sau đó nhà nước cũng đã chữa lại điều không hợp lý ấy, bà Hạnh đã được hưởng mọi chế độ của người vợ liệt sỹ, nhưng dù sao cũng là một dấu ấn trong đời không thể nào bà Hạnh có thể quên được, bởi chồng hy sinh lúc Bà còn quá trẻ đang trong độ tràn đầy khát vọng “tình yêu” của con người, mà khi “yêu” thì…

Đâu ai “muốn” làm vợ liệt sỹ; đâu muốn “tái góa” để làm phiền đồng chí, đồng đội, bà con đến viếng thăm, tặng quà, được xây dựng nhà tình nghĩa, để được hưởng chính sách ưu đãi…mà họ chỉ muốn sống bên chồng cùng đàn con đàn cháu; có xe đưa đón đi làm việc, đi đây đi đó khi cần thiết, có nhà cao cửa rộng, thậm chí có nhiều nhà, có không ít người đến thăm viếng, chúc tụng quà cáp;  con cháu họ được quan tâm học hành đến nơi đến chốn, được quan tâm cân nhắc đề bạt bổ nhiệm…như không ít đồng đội, đồng chí của họ không trực tiếp ra trận chiến đấu, hay may mắn còn sống sót sau khi kết thúc chiến tranh. Bà Hạnh tâm sự…
                                                                     
Tác giả bài viết: Ghi chép của: DÂN AN
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết