Cần sớm có một số công trình cho thành phố tương lai

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 11:55 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Để có một thành phố đẹp, bên cạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu tầng kinh tế xã hội, cũng cần phải có những công trình công công cộng (nhà vệ sinh, thùng dựng rác...), mới hạn chế đến mức thấp nhất việc mất vệ sinh nơi công cộng
Được biết, hiện nay lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã và đang gấp rút xây dựng và chuẩn bị đề nghị Chính phủ có Quyết định công nhận nâng thị xã Bạc Liêu thành Thành phố thuộc tỉnh, tuy nhiên không phải chỉ khi trở thành Thành phố mới cần những công trình công cộng, mà ngay từ bây giờ cũng rất cần, và phải do các cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện

Các cơ quan chuyên môn của nhà nước nên Quy hoạch, đầu tư xây dựng một số công trình “nhà” vệ sinh công cộng cho những người khách đi đường, người lao động tự do, khách đi đường…để đến lúc “cần” họ mới có chổ…, còn không có thì họ buộc lòng họ phải tự giải quyết tuỳ tiện chứ không cách nào khác hơn được. Ông Lâm Thanh An, nhà phườnng 1 - gần trạm xe buýt; bà Lý Thiên Bình, nhà phường 3 - gần khu chợ tập kết trái cây, bức xúc nói: một số khách chờ xe buýt, chờ lên xuống trái cây để chuyển đến điểm bán, cứ tự nhiên chỉa cái “vòi lấy nước trong mình họ ra” xả vào gốc vách tường nhà tôi, phần lớn là đàn ông, lâu ngày bốc mùi hôi khó chịu nên nhiều lần tôi đề nghị không được làm như vậy, có người nói thông cảm vì bí quá chịu không nổi nữa nên phải…, nhưng cũng không ít lần có người lớn tiếng cự lại không có nhà vệ sinh công cộng, vậy đi tiểu ở đâu, không lẻ nhà người ta đang ở xin mở cho vào để đi tiểu, mà không thì bể bọng đái ai chịu…Thật sự không chịu nổi cái cách giải quyết khó khăn của họ như vậy, cách nói năng của một số người, nhưng cũng rất thông cảm cho tình cảnh lúc đó của họ, mà thông cảm không có nghĩa là phải chịu mãi cái cảnh như thế,…

Vấn đề nữa là, trong quá trình đô thị hoá, hình thành nhiều khu phố, đường hẻm phục vụ nhu cầu dân sinh; song do sự hình thành tự phát trước đây, do quy hoạch còn những điều bất cập, do tiết kiệm đất…nên nhà thì liên kề nhau, nhiều đường hẻm mặt đường nhỏ, khi hộ nào đó có người qua đời, cần phải tổ chức đám tang, để bà con thân tộc, làng xóm đến viếng chia buồn theo phong tục, tập quán; theo truyền thống đạo đức của dân tộc, thì những hộ này không có cách nào khác là phải che rạp, xếp bàn ghế, dọn mâm bàn trên mặt đường hẻm, trên vĩa hè, thậm chí trên mặt lộ, tổ chức đãi tiệc để tỏ lòng hiếu, nghĩa; hầu hết những hộ này điều biết như vậy là ảnh hưởng đến giao thông đi lại của cộng đồng, đôi khi còn làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường đô thị; phải chi thị xã có nhà tang lễ để họ đưa vào thì hay biết mấy. Vì vậy, thời gian tới các cơ quan chuyên môn nhà nước cần quy hoạch đầu tư xây dựng nhà tang lễ để phục vụ (cho thuê) khi cần thiết, đặc biệt sẽ khắc phục được những vấn đề nêu trên.

Vấn đề tiếp theo cũng không kém phần quan trọng, vừa là yếu tố tình cảm, phong tục tập quán, cảnh quang môi trường, cả yếu tố tâm linh…là nơi an nghỉ “ngàn thu” của những người thân trong gia đình; hiện nay ngoài một số nghĩa trang (người dân thường hay gọi là nghĩa địa) ở khu vực Cầu Xáng, khu vực Phường 5,…còn lại phần lớn là các hộ gia đình chôn cất người thân khi qua đời tại đất vườn, đất ruộng của gia đình mình hoặc tự tìm mua đất chôn cất; cũng vì thế mà khi nhà nước cần sử dụng đất vào mục đích chung, cùng với việc di dời nhà ở, được xem xét giải quyết nền tái định cư, thì họ còn phải bốc hài cốt ông bà, cha mẹ, người thân dời đi nơi khác mà không được xem xét giải quyết đất “tái định cư” cho đối tượng này…

Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan chức năng của nhà nước, ngoài việc lo đầu tư xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng, để nâng thị xã thành Thành phố, cũng quy hoạch và cần sớm đầu tư xây dựng hoặc quy hoạch dự án trên cơ sở đó huy động các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng những hạng mục công trình công cộng mà nhất là các công trình như đã nêu trên, để người dân đở khó mà Thành phố tương lai càng đẹp hơn

                    Bạc Liêu, ngày 16 tháng 11 năm 2009
                                                                                                      
                                                                                            
Tác giả bài viết: NGUYỄN LÊ TRẦN
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết