Công tử Bạc Liêu, đôi điều suy nghĩ...

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 22:56 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh cập nhật từ google - minh họa)

(ảnh cập nhật từ google - minh họa)

Nhắc đến công tử Bạc Liêu, người sẽ nghĩ ngay đến những giai đoạn về ăn chơi của vị Công tử này... Nói như thế là chưa công bằng mà phải nói đến việc biết dựa vào thời thế thế để khai thác tiềm năng của vùng đất Bạc Liêu, những ý tưởng về sự phát triển văn hóa, nêu cao tinh thần dân tộc với Nhà Nước đang đô hộ mình...
CÔNG TỬ BẠC LIÊU
KHÔNG CHỈ CÓ NHỮNG GIAI THOẠI VỀ “ĂN CHƠI”

Tôi không phải sinh ra và lớn lên từ vùng đất Bạc Liêu, nhưng cũng đã có hàng vài chục năm sống và làm việc ở vùng đất này; tôi chưa được tìm hiểu sâu, chưa có điều kiện nghiên cứu nhiều về vùng đất, con người Bạc Liêu, nhất là về gia đình và Công tử Bạc Liêu, nhưng tôi đã nghe rất nhiều những giai thoại về Công tử Bạc Liêu qua những lời kể, bàn luận, bài viết của một số tác giả về việc ăn chơi của Công tử Bạc Liêu. Vì vậy, ngày nay  nếu trong những cuộc vui chơi, bàn tiệc hơi sang trọng một chút thì lập tức được “giáng” cho một câu “chơi sang như Công tử Bạc Liêu”, hay có dịp đi đâu đó có thể nói trong cả nước khi nói mình ở tỉnh Bạc Liêu, thì cũng được “giáng” cho một câu “chịu chơi như  Công tử Bạc Liêu” v.v. Tôi xin được phép có mấy ý trao đổi

Tôi nghĩ, trong chúng ta ngày nay không ai không biết đến quá trình Nam tiến của ông cha ta, quá trình ấy đã khai phá, hình thành vùng đất phương Nam ngày nay. Trong quá trình đi khai phá ấy tôi tin chắc rằng Ông cha chúng ta phần đông đều không phải là những người giàu có, những người thuộc dòng dõi quý tộc, vùng đất Bạc Liêu cũng nằm trong cái chung đó. Nhưng những người đi khai phá ấy có người có trình độ hiểu biết, có  kinh nghiệm, chịu khó lao động đã vươn lên làm khá giả, làm giàu. Và có phải chăng gia đình, dòng tộc của Công tư Bạc Liêu cũng nằm trong bối cảnh chung ấy…

Tôi nghe những người lớn tuổi ở Bạc Liêu nói lại, Cha của Công tử Bạc Liêu làm việc cho Nhà nước Thực dân – Phong kiến (Nhà nước bảo Pháp và Nhà nước Phong kiến Việt Nam), vì vậy có lẻ nắm bắt được chủ trương và dựa vào thế lực của Chính quyền thực dân phong kiến, mà gia đình của Công tử Bạc Liêu có được khá nhiều diện tích đất và từ đó đã trở thành địa chủ ở vùng đất Bạc Liêu này, Công tử Bạc Liêu là con của địa chủ, nên mới có tiền ăn chơi như thế. Nhưng theo tôi nghĩ rằng và có lẻ không khác hơn được, vào thời điểm này, ở Việt Nam nếu những gia đình giàu có như gia đình Công tử Bạc Liêu không trở thành địa chủ, và có thể sẽ phát triển trở thành nhà tư sản, chứ không có con đường nào khác, bởi ở thời điểm đó Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời hoặc đã ra đời nhưng cũng chưa lãnh đạo toàn diện như ngày nay. Vì vậy Công tử Bạc Liêu con nhà giàu có nhưng trong điều kiện của xã hội lúc bấy giờ, nền giáo dục lúc bấy giờ thì Công tử Bạc Liêu ăn chơi như thế là điều tất nhiên;

Và tôi cũng nghe nói lại, sau khi Đảng lãnh đạo cách mạng, Nhà nước ra đời; gia đình Công tử Bạc Liêu được đại diện Cấp ủy Đảng và Chính quyền Bạc Liêu giáo dục, đã làm thủ tục hiến gần hết đất đang quản lý phát canh thu tô, cho Chính quyền Cách mạng Bạc Liêu lúc đó quản lý;

Còn về giai thoại ăn chơi của Công tử Bạc Liêu, đã để tiếng mà người nhắc đến như nói trên, nhưng cũng phải có một chút suy nghĩ, vì trong một số cuộc ăn chơi đó chúng ta cũng có thể nhìn nhận cũng có thể hiện từ khía cạnh văn hóa, bản lĩnh của người Việt Nam, của người dân Nam bộ, như: tổ chức “đấu xảo” (thi người đẹp), gần giống như ngày nay tổ chức thi Hoa hậu; mua máy bay đi coi ruộng, nhưng lại thuê người Pháp lái, trong lúc đó đất nước đang bị Chính quyền Pháp đô hộ…

Ở vào thời điểm đó, ở Bạc Liêu không chỉ có gia đình Công tử Bạc Liêu là địa chủ, bởi như tôi nói ở trên, do đặc đểm lịch sử lúc bấy giờ mà, nhưng vì Công tử ăn chơi hơn người khác nên có những giai thoại để đời…

Vì vậy, nếu ta nhìn từ góc độ nhân văn, và sự vận động phát triển tất yếu của xã hội, của lịch sử, mà trong quá trình ấy có việc tốt, việc xấu…từ đó chúng ta lọai bỏ đi những việc xâu, những thứ cặn bã…những việc tốt thì đó cũng chính là sự vươn lên làm giàu, không khuất phục của con người Bạc Liêu, của con người Nam bộ, của  người Việt Nam...Để từ đó, khi nói đến Bạc Liêu, khách đến tham quan, nghiên cứu về Bạc Liêu hay khi có ai đó nhắc Bạc Liêu, viết về Bạc Liêu thì không chỉ “giáng” ,"ghép" cho lớp hậu duệ của Bạc Liêu những lời tán thưởng mà không mấy người Bạc Liêu được vui, như: “chơi sang như Công tử Bạc Liêu”, hay  “chịu chơi như Công tử Bạc Liêu” v.v.
                                                                           
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết