Đã nghe nói nhiều về Ông và cũng một đôi lần tôi đã gặp vào dịp Ông về dự lễ họp mặt những cán bộ hưu trí, người có công với đất nước; thế nhưng cho đến khi tôi đọc được bản thành tích cá nhân của Ông, mặt dù biết rằng bản thì tích ấy nó chỉ thể hiện những nét cơ bản của hơn 42 năm hoạt động cách mạng, nhưng đã giúp tôi thật sự hiểu sâu sắc hơn về Ông - người thương binh 1/4 và qua đó tôi cảm nhận, xúc động về sự hy sinh hy mất mác của những người đồng đội của Ông.
Ông Đỗ Văn Đá sinh ra và lớn ở vùng quê sông nước xã Định Thành A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ngày nay; cha mẹ Ông cũng như bao nhiêu người dân khác nơi đây, quanh năm mò cua bắt cá, cấy lúa trồng rau sinh sống. mặc dù gia đình ra sức lao động cật lực, vất vả quanh năm nhưng cuộc sống vẫn cứ nghèo khó, do đất mặn chua phèn sản xuất không hiệu quả. Song, cái khổ nhất là sống với chế độ thối nát, bóc lột của bọn thực dân phong kiến, rồi đến chế độ của bọn tay sai bán nước và cướp nước; mặc dù chỉ là một cậu bé mới 14 tuổi (Ông sinh năm 1954) nhưng Ông đã nhận thức được những điều ấy, nên ngày 9 tháng 01 năm 1968 đã trốn gia đình tham gia cách mạng, do tuổi nhỏ nên không trực tiếp cầm súng chiến đấu mà được các chú, các cô cho ở lại công trường Huyện Đội, huyện Châu Thành, tỉnh Cà Mau bấy giờ, để vừa học văn hoá vừa làm nhiệm vụ cán bộ hóa chất sản xuất chế tạo vũ khí.
Ngày 06 tháng 4 năm 1971, trong lúc làm nhiệm vụ lắp ráp vũ khí đã xảy ra cháy nổ Ông bị thương mù mắt bên phải và cụt mất hết 3 ngón tay. Sau một thời gian dưỡng thương điều trị, sau khi chữa thương lành Ông trở về đơn vị tiếp tục công tác, ngày 15 tháng 10 năm 1971 (sau lần bị thương lần thứ nhất 6 tháng) trong lúc cùng đồng đội tháo trái lép của địch, trái bị nổ làm hy sinh hai đồng chí, riêng ông Đá bị thương lần hai, làm mù thêm mắt trái (như vậy cả hai mắt đã mù) và toàn thân tôi bị trên 20 vết thương; sau khi điều trị lành vết thương, về an dưỡng tại trại thương binh ở rừng đước Cà Mau.
Sau ngày giải phóng miền Nam, được xếp hạng thương tật thương binh hạng 1/4, Ông xin được về an dưỡng tại gia đình, nhưng Ông luôn ra sức phấn đấu với sức khỏe còn lại, thực hiện theo lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn hưng không phế”, Ông đã tiếp tục tham gia công tác xã đoàn xã Định Hòa; rồi đến năm 1980 rừng U Minh bị cháy Ông tình nguyện cùng với lực lượng đoàn thanh niên đi lợp lại màu xanh cho U Mnh do Tỉnh đoàn Minh Hải phát động; sau khi dập tắt lửa Ông tình nguyện ở lại với rừng, rồi năm 1991 làm tập đoàn trưởng làng thương binh nhà Hội lâm ngư trường 184
Đầu năm 2006 cùng với một số đồng chí thương binh mù khảo sát lập danh sách người mù trong tỉnh Bạc Liêu, kết quả có hơn 1.000 người bị khiếm thị do nhiều nguyên ngân gây ra và lập thủ tục trình đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xin phép thành lập Hội. Đến ngày 23/4/2007 được Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho phép thành lập Hội người mù Tỉnh (QĐ số 253). Ngày 12/7/2007, Đại hội đại biểu người mù toàn tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2007-2012 ông Đá được bầu làm Phó chủ tịch tỉnh Hội, ngày 01/4/2009 ông Đá được cử giữ chức vụ Chủ tịch Hội người mù tỉnh Bạc Liêu cho đến nay. Đồng thời cũng tham gia tích các hoạt động công tác Mặt trận và đã được bầu làm Ủy viên Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bạc Liêu khóa 8, nhiệm kỳ 2009 - 2014; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội người mù Việt Nam khóa 7, nhiệm kỳ 2007-2012.
Để Hội người mù và những người mù của tỉnh Bạc Liêu hoạt động ngày càng tốt hơn, nhằm nâng cao hơn về đời sống vật chất tinh thần, tháng 4 năm 2009, khi nhận nhiệm vụ làm Chủ tịch Hội người mù tỉnh Bạc Liêu, ông Đỗ Văn Đá đã vay mượn và bỏ tiền chế độ 290; cùng với tập thể vận động các nhà hảo tâm đóng góp để cất 09 căn nhà lá, mua giường cho 20 học viên ngủ với số tiền 38,9 triệu đồng. Ngoài ra còn vận động cất một căn nhà “Đại đoàn kết” cho một Hội viên gia đình có 3 người mù gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở trị giá 15 triệu đồng; tặng 500 xuất quà (gạo, mì, đường, sữa…) và 110 quần áo trị giá mỗi xuất quà 200 nghìn đồng; đã kết nạp được 321 hội viên, thành lập 17 chi hội và 01 Ban vận động thành lập Hội người mù huyện Hồng Dân. Bên cạnh đó ông Đá luôn luôn quan tâm đến từng hội viên khi ốm đau; thực hiện tiết kiệm nước, tiết kiệm điện trong sử dụng, sinh hoạt; vận động từng ký gạo, con cá, bó rau, vận động được 06 cái bàn và 30 cái ghế trị giá 4,5 triệu đồng để cho 25 học viên là người khiếm thị ăn uống học tập hàng ngày tại tỉnh Hội. Việc phải biết chữ nổi, biết sử dụng máy vi tính để tự mình đọc được những tài liệu chữ nổi và soạn thảo những văn bản bằng máy tính dùng cho công tác hội là rất cần thiết, nên với phương châm tự rèn luyện phấn đấu học tập, mặc dù không thấy đường, tìm hiểu học tập qua bạn bè để học vi tính, người biết hướng dẫn lại cho người chưa biết chữ nổi. Đến nay tuy còn rất hạn chế, nhưng bản thân Đá và một số hội viên mù đã sử dụng được chữ nổi, máy vi tính để soạn thảo văn bản dùng cho công tác Hội và một số sinh hoạt trong đời sống.
Trong quá trình hoạt động cách mạng Ông Đá đã đạt được những thành tích khen thưởng như: Ba huân chương chiến sĩ giải phóng hạng 1, 2 và 3 do Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng; Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng 2 và huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất; một bằng khen về việc quản lý bảo vệ rừng do UBND tỉnh Minh Hải tặng; từ năm 1983 đến năm 1987 được công nhận người công dân kiểu mẫu.
Song, điều trăn trở lớn nhất của ông Đá từ khi trở thành cán bộ lãnh đạo Hội người mù của tỉnh đến nay, không chỉ luôn cố gắng khắc phục khó khăn trong cuộc đời thường vì mù mà còn phải giúp cho Hội người mù của tỉnh; bởi đôi mắt của những người bị mù không quan sát được sự vật xung quanh, mọi sinh hoạt cá nhân, đi đứng, lao động học tập, nếp sống bị đảo lộn hoàn toàn phải tập lại từ đầu; đối với người mù chỉ sử dụng ánh sáng bằng trái tim, khối óc để hình dung công việc và đôi tai cảm nhận để lao động, học tập, làm việc. Nhưng từ ngày Hội được thành lập đến nay cơ sở vật chất chưa có, văn phòng làm việc còn phải thuê mướn nhà dân, chế độ lương phụ cấp của cán bộ tỉnh Hội đến nay chưa có, những dụng cụ để dùng cho người khiếm thị học tập như máy vi tính không có kinh phí để mua sắm và kinh phí hoạt động được hỗ trợ từ ngân sách hàng năm đã được các cơ quan lãnh đạo tỉnh hỗ trợ, nhưng còn quá ít nên chưa đáp ứng cho hoạt động tối thiểu cho hoạt động của Hội; bản thân ông Đá phải bỏ tiền lương trợ cấp thương tật hàng tháng của mình để dùng cho hoạt động Hội và mua những máy vi tính phế thải của các cơ quan về nhờ bạn bè tu sửa để sử dụng; mặc dù đã rất cố gắng nhưng đến nay cũng chỉ được 4 máy để cho học viên là người khiếm thị sử dụng học tập.
Ông Đỗ Văn Đá suy tư nói, “nguyện vọng lớn nhất quãng đời còn lại của tôi là một người thương binh 1/4, bất hạnh khuyết tật mù lòa và những người tàn tật trong tỉnh Bạc Liêu là ước mơ được học để có nghề một nghề đơn giản thôi để tự nuôi sống bản thân, để phục vụ công tác Hội, để hòa nhập với cộng đồng,…Nhưng muốn thực hiện được ước mơ đó lại vượt quá xa khả năng của những người khuyết tật nghèo khó như chúng tôi, nên rất cần có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp xã hội hỗ trợ cho chúng tôi về những chủ trương, chính sách; về điều kiện cơ cơ vật chất, thiết bị nhất là máy vi tính để học chữ nổi, văn phòng làm việc nhằm làm một việc nhỏ thôi để kiếm thêm một ít tiền thu nhập nâng cao đời sống khuyết tật của mình và góp phần xây dựng quê hương đất nước, để ước mơ nhỏ bé, đơn giản của chúng tôi trở thành hiện thực”.
Đọc xong bản thành tích của ông Đỗ Văn Đá nêu trên, lòng tôi bùi ngùi sót xa, xúc động nhớ lại những đồng đội của ông Đá, Họ cũng như ông Đá, Họ từng là bộ đội, Họ cũng là thương binh năng, nhưng khi nghỉ hưu về địa phương sinh sống họ vẫn tiếp tục cống hiến phần đời tàn tật còn lại, dành dụm chắc chiu những đồng lương ít ỏi của mình để góp phần xây dựng quê hương đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, điển hình đó số đó như: bác Trần Công Bằng (Tám Bằng) với phẩm chất bộ đội cụ Hồ đã được chui rèn, tôi luyện trong kháng chiến, ngày 06 tháng 11 năm 1978 bác Tám Bằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, với nỗi đau của một thương binh nặng hạng 1/4 (sau nhiều lần bị thương sức lao động còn lại là 11%), khi được nghỉ hưu về địa phương sinh sống tại ấp 5, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, với cấp bậc trong quân đội là Đại tá, 55 tuổi đảng, nhưng bác Tám Bằng luôn luôn có cuộc sống mẫu mực được nhân dân tín nhiệm, thương yêu, gia đình Bác từ năm 1999 đến nay đều được Nhà nước công nhận là gia đình đạt chuẩn văn hóa, tuy gia đình thương binh, gia đình chính sách (bác Tám gái Văn Thị Chín cũng có Huân chương kháng chiến hạng ba) nhưng hàng năm gia đình Bác cũng trích từ thu nhập của gia đình, tiền chế độ thương binh hưu trí, tiền chế độ chính sách để đóng từ 300 ngàn đồng trở lên vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì ngưới nghèo và các quỹ khác của địa phương, hàng năm gia đình Bác đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân với đất nước…Còn đối với bác Bùi Thanh Tâm (Tư Tâm) khi được nghỉ hưu về địa phương, ngỡ đã được an nhàn, nhưng khi thấy những khó khăn của thị trấn Hộ Phòng, với tinh thần trách nhiệm của một đảng viên, bác Tư Tâm lại tiếp tục đem phần sức lực còn lại của mình tham gia vào các hoạt Đoàn thể, cùng với các cán bộ hưu trí khác và lớp cán bộ trẻ thực hiện các phong trào hành động cách mạng, tham gia tuyên truyền phổ biến các Chủ trương, Đường lối Đảng; Chính sách Pháp Luật của Nhà nước cho quần chúng nhân dân, tham gia hòa giải những mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân ở địa phương, vì vậy nên hình bóng của Bác đã thành thân quen gần gũi với quần chúng nhân dân, được người dân gọi cho cái tên trìu mến là ông Tâm Cụt (vì Bác bị thương cụt mất một tay, được xếp hạng thương binh 2/4); đạc biệt là 10 năm qua hằng năm Bác đã đóng vào các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… mỗi năm trên 300.000 đồng, Với những thành tích góp phần cùng địa phương Bác đã được các cấp tặng nhiều giấy khen, bằng khen, được tặng danh hiệu chiến thi đua họat Hội cựu chiến binh 5 năm liên tục; từ năm 1990 đến nay đều được công nhận gia đình giương mẫu và đạt chuẩn gia đình văn hóa.
Đó là những tấm gương điển hình trong hàng nghìn hàng nghìn tấm gương như thế; Họ “tàn tật” nhưng tấm lòng không “tàn tật”, lòng đầy nhân ái; Họ mù không thấy đường, mắt tối nhưng lòng “trong” sáng. Nhưng lại có những người khỏe mạnh, mắt sáng mà cái tâm thì “tối”, mắt sáng mà tâm thì quá “đen”…Vì Họ tham lam, gây lãng phí, tư lợi, tiêu cực tham nhũng…ngay cả những đồng tiền của người “tàn tật”, như ông Đá, bác Tám, bác Tư…đã đóng góp !
Bạc Liêu, ngày 16 tháng 8 năm 2010
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc