(hình minh họa)
Trách nhiệm dạy trẻ nên người không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà các bậc cha mẹ là người có trách nhiệm đầu tiên, cha mẹ gia đình dạy các em hình thành nhân cách con người...
Ngay thuở bé thơ cho đến hôm nay, tôi đã trải qua gần hai phần ba cuộc đời mà vẫn luôn trăn trở với những lời không ít chợt nghe:
Một đứa trẻ trong độ tuổi trò lì lượm, nghịch ngợm, khó dạy,…đôi khi người lớn, cha mẹ, phải dùng đến đòn roi để răn dạy và kèm theo những lời trách móc là học trò mất dạy, sẽ mét Thầy (Cô) giáo,…Điều đó cũng đúng thôi vì các em là học trò, mà đã là học trò thì chắc chắn là Thầy (Cô) sẽ có phần trách nhiệm với các em; nhưng nếu nói, suy nghĩ như thế là chưa đúng hoàn toàn, vì trách nhiệm chính của Thầy (Cô) giáo ở trường là dạy chữ cho các em là chính, tất nhiên dạy chữ là cơ sở để các em tiếp thu kiến thức, mà kiến thức là nền tảng góp phần cho các em hình thành, hoàn chỉnh nhân cách đi vào đời; gia đình mới chính là nơi giáo dục các em, là trường học đầu tiên các em được học để các em hình thành, hoàn chỉnh nhân cách. Chúng ta suy tính thử xem, một đứa trẻ khi sinh ra đã nghe rồi lời ru ầu ơ của mẹ, lời hát ngọt ngào của người cha, của những người thân trong gia đình để em đi vào giấc ngủ say; rồi dần lớn em bập bẹ tập nói theo những lời nói; làm theo những việc làm,…của mẹ, cha, của những người thân trong gia đình. Và đến tuổi đến trường thì trong một ngày đêm 24 giờ các em chỉ sống với Thầy (Cô) có 4 giờ nếu các học một buổi trong ngày và gần 8 giờ trong ngày nếu các em học hai buổi. Vì vậy, trong một ngày, một tháng, một năm và… là thời gian dài các em sống trong gia đình chịu sự giáo dục, dạy bảo,… các em, để các em hình thành nhân cách con người, vậy mà không ít cha, me, người thân…của các em không nhận thấy hay trốn tránh trách nhiệm của mình, khi các em làm điều gì đó không tốt, có sai phạm,…thì lập tức nói các là học trò mất dạy, “Tao” sẽ mét Thầy (Cô)…
Và sau này khi lớn lên các em có những việc làm sai, làm không đúng, thậm chí vi phạm pháp luật,…thì không ít cha, mẹ, người thân trong gia đình cũng lại cho rằng các em bị ảnh hưởng bởi xã hội; trách là nhà trường, Thầy (Cô) giáo dạy các em không tốt.v.v và v.v. Trách nhiệm của Nhà trường, của Thầy (Cô) giáo thì như trên đã nói; nhưng còn trách nhiệm của xã hội thì sao ? Những ông cha, bà mẹ, người thân ấy của các em quên mất hay “Họ” lẫn tránh trách nhiệm, nên đỗ cho xã hội… Mà xã hội là ai ? Xã hội là “Họ” kia mà, bởi gia đình là tế bào của xã, mà mỗi tế bào của hội được gôm từ mổi thành viên của gia đình…Vậy mà Họ nhẫm tâm lại cho xã hội, nghĩa là con em của “Họ” có lỗi, sai phạm, hư hỏng,…là do Thầy (Cô) giáo không biết dạy, cả xã hội không biết dạy con em “Họ”. Chứ Họ không có trách nhiệm ???
Viết những ý trên, tôi chỉ muốn trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình, muốn trao đổi với những ai quan tâm đến thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của quê hương, đất nước mà phân biệt, nhận rõ trách nhiệm của mình trong giáo dục, dạy bảo các em hình thành nhân cách, trở thành những người hữu ích cho xã hội.
Đừng đỗ lỗi, đừng nói tại…mà hãy thấy trách nhiêm của mình ai ơi…
Nhân kỷ ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) xin được chia sẻ cùng Thầy (Cô) qua những điều suy nghĩ, cảm nhận của tôi.
Bạc Liêu, ngày 20 tháng 11 năm 2010
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc