Đời “Thằng Nhái”

Đăng lúc: Chủ nhật - 22/02/2015 11:43 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Đời người ai cũng có những lúc thăng, lúc trầm, nhưng có lẻ đời “Thằng Nhái” trầm nhiều hơn thăng. “Thằng Nhái” là cái tên mà người trong xóm đặt cho nó, vì nghèo khổ mà lúc còn nhỏ nó đã trầm mình dưới áo, ngoài đồng bắt cá, làm rộng,…lặng lội như con nhái. Tôi xin được tự sự đôi nét về cuộc đời của con người này…
 
 1. Nội – Ngoại, Cha Mẹ của “Thằng Nhái”          
 
Tôi biết “Thằng Nhái” sinh ra và và lớn lên trong một gia đình truyền thống cách mạng. Nội, Ngoại của nó cũng là gia đình có công nuôi chứa cán bộ, nên được Nhà Nước tặng Huân chương… Nghe nói Mẹ “Thằng Nhái” là con cháu dòng họ Mạc ở miệt Hà Tiên.
 
Mẹ “Thằng Nhái” lúc nhỏ cũng khó khăn cực khổ, có được học hành mấy chữ đâu, vì ông Ngoại của “Thằng Nhi” bệnh chết sớm, bà Ngoại của nó phải tần tảo không chỉ nuơi đàn con nhỏ dại mà còn nuôi chứa cán bộ cách mạng. Có lẻ vì thế mà khi lớn lên mẹ của “Thằng Nhái” cũng đã sớm tham gia cách mạng làm nhiệm vụ giao, trong quá trình công tác mẹ của nó đã gặp cha nó một chiến sỹ bộ đội, hai người kết nhau thành vợ thành chồng và tiếp tục công tác
 
Cha “Thằng Nhái” cũng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạnh, ông bà Nội của nó có 05 người con thì cả năm đều tham gia cách mạng, đến ngày giải phóng đất nước thì năm người con của ông Nội nó đã có ba người hy sinh, hai người liệt sỹ, một người đang đề nghị công nhận liệt sỹ (trong số liệt sỹ có cha của “Thằng Nhái”) và một người là thương binh hạng nặng 1/4. Ba Nội của “Thằng Nhái” bệnh mất sớm ông Nội nó vẫn vậy vừa nuôi con khôn lớn tham gia cách mạng, lại vừa nuôi chứa cán bộ… nên cũng được Nhà Nước tặng Huân chương...
 
Cha mẹ “Thằng Nhái” cùng tiếp tục công tác, sống với nhau sinh được bốn đứa con, “Thằng Nhái” là đứa con lớn và cũng là đứa con trai duy nhất của Cha Mẹ nó. Khi “Thằng Nhái” chưa đầy chín tuổi thì cha nó hy sinh, Mẹ nó vất vả nuôi anh em chúng nó trong cảnh nghèo khổ và trong điều kiện chiến tranh ác liệt của lúc bấy giờ. Trong cảnh nghèo khổ nuôi con trong chiến tranh như thế, nên thường là mẹ con “Thằng Nhái” một ngày chỉ lo được một bữa cơm nấu nhão và một bữa cháo nấu độn bông súng đồng cho gia đình ăn, nấu cháo mà động bông súng vì mẹ nó không có tiền mua đủ gạo để nấu đủ một nồi cháo cho mấy mẹ con ăn, rồi có khi vì không có tiền mua gạo, mẹ “Thằng Nhái” chạy mượn được một ít gạo của bà con hàng xóm nên cả ngày đến bảy tám giờ tối mẹ con mới ăn được một nồi cháo nấu độn với bông súng đồng.
 
Rồi cũng có khi không mượn được gạo vì mẹ “Thằng Nhái” đã mượn quá nhiều nên không mượn được nữa và cũng có khi vì hàng xóm không có gạo để cho mượn, vì cả xóm hầu hết đều nghèo, những lúc như vậy anh em chúng nhốn nháo ngồi co ro đợi mẹ chờ đêm đến trời tối phải đi trộm dừa khô hàng xóm để về nấu với bông cho mẹ con cùng ăn. Vì vậy nên mẹ “Thằng Nhái” không tiếp tục công tác được nữa nhưng vẫn làm cơ sở cho cách mạng, nên mẹ “Thằng Nhái” cũng được Nhà Nước tặng Huân chương…
 
2. Cuộc sống “Thằng Nhái”
 
Ngày tháng trôi qua, anh em “Thằng Nhái” rồi cũng lớn dần trong cảnh nghèo khổ ấy… Rồi mẹ nó bước thêm bước nữa, vì khi cha nó hy sinh mẹ nó còn quá trẻ, nhưng có lẻ cái chính là mẹ “Thằng Nhái” cần có một người đàn ông để đở đần giúp mẹ con nó trong cuộc sống khó khăn và cũng chắc lẻ do chiến tranh đàn ông chết nhiều nên mẹ nó phải bước thêm bước nữa với người đàn ông còn vợ.
 
Mẹ “Thằng Nhái” rất quan tâm đến việc học chữ của anh em chúng nó, dù trong mọi hoàn cảnh mẹ nó cũng buộc chúng phải học, có lúc thấy mẹ cực khổ quá nên “Thằng Nhái” bỏ học để giúp mẹ lo cuộc sống, nhưng mẹ “Thằng Nhái” kiên quyết không đồng ý, dắt nó đi xin lỗi năng nĩ thầy giáo cho nó được học lại, vì vậy mà “Thằng Nhái” cũng được hết lớp 9 trường làng.
 
(ảnh minh họa)

                                (ảnh minh họa)

Được mẹ dạy bảo, giáo dục truyền thống cách mạng gia đình, cuối năm 1978 đầu năm 1979 (“Thằng Nhái” chỉ mới 17 tuổi nhưng nó lại nâng 18 tuổi) để xin vào ngành giáo dục, làm giáo viên cấp 1, đến năm 1983 theo ý mẹ và cũng để có điều kiện học tập thêm và cũng để có điều kiện phát huy truyền thông gia đình, cống hiến tuổi trẻ; Chú “Thằng Nhái” là thiếu tá công an (thương binh hạng 1/ 4) đã xin cho nó chuyễn công tác về Xí nghiệp liên hiệp vận tải đường thuỷ tỉnh,
 
Khi về Tỉnh công tác “Thằng Nhái” quen một cô đang theo học y sỹ tại Trường trung học y tế tỉnh, gia đình cô ấy cũng là nông dân nghèo nhưng cuộc sống có phần khá hơn gia đình “Thằng Nhi” và cũng là gia đình truyền thống cách mạng, bản thân cô ấy sau này cũng là đảng viên (giờ thì đã chuyên tu xong Đại học y và cũng học xong chuyên khoa).
 
Cuối năm 1986 đầu năm 1987 “Thằng Nhái” với cô ấy tổ chức đám cưới, sau khi đám cưới xong thì “Thằng Nhái” chuyển công tác về Phòng thủy hải sản của huyện, công tác tại đây được không bao lâu thì Huyện ủy điều động về công tác ở Văn phòng Huyện ủy, tại đây “Thằng Nhái” được sự quan tâm dìu dắt giúp đở của các vị lãnh đạo và của tập thể, nên nó được đi học bổ túc văn hoá hết cấp 3, học Trung cấp lý luận chính trị, rồi năm 1990 được đề bạt giữ chức vụ Phó Văn phòng Huyện ủy, đến năm 1997 được cho đi học Đại học chính tại Phân viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Thủ Đức TP HCM ), năm 2000 “Thằng Nhái” ra trường về được bổ nhiệm - giao nhiệm vụ Phó văn phòng, rồi Chánh văn phòng HĐND - UBND huyện, tháng 03  năm 2002 (khi tách huyện) nó được điều động phân công về làm Bí thư Đảng ủy thị trấn; rồi được vào Ban Chấp hành Huyện ủy; tháng 08 năm 2003 được điều động về nhận nhiệm vụ Phó Ban tuyên giáo Huyện uỷ kiêm Giám đốc Trung Tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Rồi đầu năm 2007 đến nay “Thằng Nhái” lại được điều động về công tác và giữ chức vụ gì đó ở cơ quan trên tỉnh… 
 
Để không ngừng nâng trình độ lý luận cũng như chuyên môn nghiệp vụ, nhằm ngày hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao, “Thằng Nhái” đã đăng ký tranh thủ học thêm hệ tại chức: Đại học Quản lý kinh tế (Trường đại học Kinh tế TP HCM), Đại học luật (Đại học Huế), hiện nó đã tốt nghiệp...
 
Trong 18 năm công tác ở huyện, 03 năm học ở Thủ Đức, 13 năm công tác ở tỉnh “Thằng Nhái” đã được khen tặng 17 bằng khen về hoàn thành nhiệm vụ công tác và học tập (03 bằng khen của Phân viện chính trị quốc gia HCM ).
 
3. Tình duyên “Thằng Nhái” trắc trở - đổ vỡ
      
Vợ chồng “Thằng Nhái” đều là những cán bộ đảng viên, đều có học thức và tình cảm vợ chồng nó đến với nhau cũng là tự nguyện, trong hoàn cảnh nghèo nên tình cảm và hạnh phúc càng được vun đấp; kinh tế gia đình từng bước cũng có thể nói khá ổn định, chính vì vậy mà cuộc sống gia đình, tình cảm vợ chồng của “Thằng Nhái” làm cho nhiều gia đình của những bạn cùng trang lứa phải ranh tỵ, gia đình người lớn thì thán phục.
 
Mặc dù vậy, một số anh em dòng họ vẫn không xoá được tư tưởng phong kiến là phải có con để nối dòng giống, nên vợ chồng “Thằng Nhái” đã chạy chữa khá tốn kém nhưng không thành công, điều này đã làm cho vợ chồng nó càng buồn thêm mà nhất là đối với vợ “Thằng Nhái” càng rất buồn cho cảnh của “Thằng Nhái” là một đứa con trai độc nhất của cha nó. Mang nổi buồn, vợ “Thằng Nhái” quyết tâm thi vào trường Đại học y, còn “Thằng Nhái” thì mang nổi buồn làm vui với công việc được Đảng, Nhà Nước giao…
 
 Nhưng điều trớ trêu là trong thời gian vợ “Thằng Nhái” đi học, một người bạn của vợ nó - người chồng chết do tai nạn lao động, thấu hiểu tình cảnh gia đình vợ chồng “Thằng Nhái” nên thường hay động viên, tâm sự với nhau, vì vậy mà có dư luận không tốt, nhưng thật sự họ chỉ là bạn tốt chưa vượt qua tình bạn, điều này có lẻ vợ “Thằng Nhái” biết, nhưng có lẻ thông cảm nên làm ngơ, âm thầm chấp nhận,,,
 
Vì vậy “Thằng Nhái” có ý nghĩ nếu trong lúc vợ đi học nếu cô bạn của vợ chấp nhận nó sẽ tìm ở cô bạn của vợ một đứa con, chứ thật sự không bao giờ “Thằng Nhái” nghĩ phải ly dị với vợ, nhưng khi người lãnh đạo cao nhất của huyện đặt vấn đề đó trong tập thể Huyện uỷ, thì “Thằng Nhái” rất sợ nên nó mới bàn với vợ là ly thân, nhưng vợ nó không đồng ý mà nói nếu cần sẽ ly dị, rồi vợ nó đã chủ động làm…
 
 Sau khi ly dị vơ, thì mối quan hệ tình cảm giữa “Thằng Nhái” với cô bạn của vợ ngày càng sâu đậm thêm, và cũng từ đây bắt đầu nảy sinh những bất đồng, nhất là trong quan hệ tình cảm của cô bạn ấy với những người đàn ông khác trong đó có cả một số người lãnh đạo của huyện; “Thằng Nhái” đã nhiều lần khuyên bảo nhưng cô ấy không nghe nên dẫn đến cải nhau, rồi  hù doạ nhau nếu không sữa sẽ bắn… Không biết có phải do trách nhiệm hay do tình cảm riêng tư, do triệt tiêu nhau mà một số lãnh đạo của huyện lợi dụng tập để xử lý kỷ luật “Thằng Nhái”. Rồi từ đấy tình cảm giữa “Thằng Nhái” với cô bạn của vợ cũng chấm dứt, gia đình cũng tan vỡ….
 
Mặc dù hạnh phúc gia đình tan vỡ, tình cảm với cô bạn của vợ cũng chắm dứt, thêm nữa là bị kỷ luật, nhưng “Thằng Nhái” quyết tâm sửa chữa để làm lại, xây dựng lại những gì đã mất. Bởi “Thằng Nhái” là một đứa con trong một gia đình truyền thống, được Đảng Nhà Nước mà nhất là các anh chị lãnh đạo quan tâm cho đi đào tạo, được Đảng trang bị lý luận Chủ nghĩa Mac Lê nin, quan điểm đường lối cách mạng của Đảng và Tư tưởng HCM, bản thân nó luôn có chí vươn lên, nó luôn tích cực đấu tranh chống lại, bài trừ những tiêu cực, lợi dụng chức quyền để tư lợi, chiếm đoạt của công…
 
 Cũng chính vì thế mà “Thằng Nhái” đụng phải một những người tiêu cực, tham nhũng lại có chức, có quyền nên họ đã cấu kếu với nhau dùng những thiếu sót không gì quan trọng của “Thằng Nhái”, rồi thổi phồng câu chuyện để xử lý kỷ luật, nhằm triệt tiêu sự đấu tranh của “Thằng Nhái” chống lại tham nhũng, lợi dụng chức quyền tư lợi…
 
Thương cho đời “Thằng Nhái” cha hy sinh khi nó còn quá nhỏ, nó lăng lộn với đời để sống, để vươn, thế mà vẫn còn có những người vô tâm hại nó… Là người hiểu biết nhiều về gia đình “Thằng Nhái, về đời “Thằng Nhái” nên muốn tâm sự, chia sẻ với ai là thân hữu, là bạn tâm đồng…mà giúp đở cho nó.


Viết theo lời tự sự của Nguyên Lê

(22 giờ 60 phút, ngày 10 tháng 3 năm 2013) 
                                         

                                                        
Tác giả bài viết: NGUYỄN LÊ TRẦN
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết