(ảnh bên trái là anh Ân, bên phải là anh Hòa)
Là những đứa con côi cút vì cha hay cả cha và mẹ đều đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng khi họ còn rất nhỏ, với sự đùm bọc của nhân dân, sự dạy dỗ máy trường cách, sau 40 năm gặp lại nhau họ đều trưởng thành trở thành những cán bộ có trọng trách...
Tôi được gặp, biết anh Nguyễn Trang Hòa trong một thời gian rất ngắn, sau khi anh kể về tình cảnh gia đình, cuộc sống bản thân anh, nhân ngày Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bạc Liêu tổ chức buổi họp mặt đại diện các gia đình nữ liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong lần đấu tranh trực diện đầu tiên của lực lượng nữ của tỉnh với chính quyền Mỹ - Ngụy ở tỉnh Bạc Liêu, nhân kỷ niệm 66 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2013).
Hôm ấy, tôi chỉ chào Anh chỉ bằng một cái bắt tay rồi chia tay, nhưng những lời anh kể về tình cảnh gia đình, về cuộc đời của anh, đã để lại trong tâm trí tôi không thể nào quên được; nên khi về dự lớp học kiến thức quốc phòng (khóa 61) tại Trường quân sự Quân khu 9 (Sóc Trăng), tôi dò hỏi về anh, tìm số hỏi số điện thoại của anh,…với ý nghĩ là sẽ gặp anh để tâm sự, để têm về tình cảnh gia đình, cuộc sống của anh…
Trước đây, trước khi gặp anh Hòa, tôi cảm nghĩ mình là đứa con bất hạnh, bởi khi cha tôi hy sinh, tôi là anh cả lớn nhất cũng chỉ mới 8 tuổi, ba đứa em gái của tôi đứa nhỏ nhất chỉ 121 ngày tuổi. Nhưng hôm ấy (ngày 25 tháng 7 năm 2013) anh kể: Anh nghe bà ngoại anh cho biết, cách đây 51 năm (ngày 25 tháng 7 năm 1962) dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy, Chính quyền phụ nữ trong tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức cuộc đấu tranh trực diện đầu tiên với Chính quyền Mỹ - Ngụy tại tỉnh, bọn chúng đã tàn nhẫn nổ súng vào đoàn người phụ nữ không có tất sắt trong tay, làm cho ba người phụ nữ trúng đạn chết ngay tại chổ, trong đó có mẹ anh (bà Nguyễn Thị Cầm);
Mẹ anh hy sinh trong lúc cha đang đi cầm súng trực tiếp chiến đấu với kẻ thù ở chiến trường. Sau khi chôn cất mẹ anh Hòa xong, hai người anh lớn của anh Hòa được cha anh mang theo gửi ở các cơ quan trong các khu căn cứ rồi được cho đi học, còn anh và người chị còn quá nhỏ (lúc ấy anh còn bú) nên gửi lại cho bà ngoại nuôi;
Rồi sau đó lần lượt hai người cậu của anh hy sinh, kế đến cha anh cũng hy sinh; hai người anh lớn của anh thời điểm ấy đang học nhưng vì căm thù, quyết tâm trả thù cha mẹ, cậu,…nên đã đăng ký cầm súng ra chiến trường trực tiếp chiến đấu, rồi các anh của anh Hòa cũng lần lượt hy sinh; gia đình anh chỉ còn lại hai chị em được lớn lên trong vòng tay, trong thương yêu của bà ngoại và của bà con làng xóm, nhưng bà ngoại anh cũng có lẽ không còn mắt để khóc mỗi khi thấy các cháu côi cút của mình lớn dần trong thiếu sự thiếu cả cha và mẹ, vì bà ngoại của anh Hòa đã phải khóc nhiều thật nhiều lần cho những đứa con, rễ đã bỏ bà ra đi vĩnh viễn vì sự nghiệp cách mạng, vì giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước…
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, anh Hòa được Cấp ủy, Chính quyền cho đi học văn hóa tại Trường công nông, trong thời gian học tại trường công nông anh cũng đã được Thầy Cô giáo, bạn bè thương yêu đùm bộc giúp đở, giờ anh Nguyễn Trang Hòa đã trưởng thành, đã là một Thầy giáo – Phó Trưởng khoa Khoa nhà nước pháp luật của Trường chính trị tỉnh Sóc Trăng…
Trong thời gian học kiến thức quốc phòng tại Trường quân sự Quân khu 9 (Sóc Trăng), tôi cũng đã tìm được số điện thoại và cũng đã gặp được anh Hòa, gặp anh Hòa lần nay càng làm cho tôi thêm xúc động và càng suy nghĩ nhiều hơn về tình bạn, tình đồng chí của những năm tháng đã qua, khi trong đoàn học viên của chúng tôi có anh Ngô Hồng Ân, trước đây anh Ân là bạn học cùng Trường công nông với anh Hòa, các anh những đứa con coi cút nhưng nay các anh đều đã trưởng thành anh Hòa là Thầy như nêu trên, còn anh Hồng Ân đã là Đại tá, chó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bạc Liêu.
Các anh nhận ra nhau, các anh bắt tay nhau, hôn nhau thật thắm thiết,…đã làm cho cảm động và suy nghĩ về tình bạn, tình đồng của năm tháng đã qua với tình bạn tình đồng chí ngày nay; suy nghĩ về những đứa con côi cút - chỉ còn cha hoặc mẹ, thậm chí không còn cả cha và mẹ như trường hơp của anh Hòa, nhưng các anh vẫn lớn lên, vẫn trưởng thành như ngày hôm nay. Thế mà có những đứa con còn cha còn mẹ, cha mẹ của chúng có địa vị, có trách nhiệm trong xã hội nhưng chúng lại hư hỏng, chúng số thực dụng, chúng dựa vào quyền thế cha mẹ để làm những điều xã hôi chê trách, lên án…
Sóc Trăng, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc