Lắng nghe góp ý là rất cần thiết

Đăng lúc: Thứ hai - 29/06/2015 08:45 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(Ngồi suy ngẫm...)

(Ngồi suy ngẫm...)

Giờ ngẫm lại mới cảm nhận sâu sắc hơn những lời góp ý, lời khuyên của người thân, bạn bè, của những người xung quanh thật là có giá trị, là lời cảnh báo, cần phải lắng nghe… Xin chia sẻ một số mẫu chuyện sau đây, nếu các bạn hữu có quan tâm…

1. Coi chừng mất vợ…
 
Hơn 20 năm trước, trong một lần trò chuyện với bác Năm Đê, nguyên là Bí thư Huyện ủy, về hưu nhưng Bác không về nhà ở quê, mà gần như nghỉ lại nhà khách của Huyện ủy, vì vậy hàng ngày trước hoặc sau giờ vào cơ quan làm việc tôi thường ghé phòng nghỉ của Bác để thăm, trò chuyện với Bác. Trong một lần trò chuyện vui vẽ, hỏi thăm về tình hình, cuộc sống gia đình, Bác hỏi “vợ ông lúc này làm gì” ? Dạ ! Vợ con đang học chuyên tu bác sỹ năm thứ nhất ở TP… Tôi trả lời…
 
Ngồi trầm ngâm, quấn điếu thuốc lá, châm lửa đốt, rồi hít một hơi dài, nhã khối bay tỏa trong không gian, uống một ly trà, Bác chậm rãi nói “Cha, coi chừng mất vợ nghen ông…”. Tôi cười, không trả lời, từ giã Bác đi về phòng làm việc như thường lệ…
 
Hai năm sau, về nghỉ hè chuẩn bị trở lại trường học năm cuối (năm thứ tư), vợ tôi đã gửi đơn ra tòa - cương quyết ly hôn, nếu không được ly hôn sẽ xin bảo lưu kết quả học để ở lại nhà giải quyết xong chuyện ly hôn mới đi học lại… Tôi đã chấp nhận ly hôn, trong hơn mười năm đã nhiều lần tôi đã nói với vợ nên nối lại tình cũ, vì trong việc ly hôn người nào cũng có lỗi, nhất là tôi biết mình có một số lỗi trong lúc vợ đi học, nhưng vợ tôi không đồng ý... Giờ thì vợ tôi đã kết hôn với người cùng ngành y…
 
Trong một thời gian dài, tôi quên mất nói “Cha, coi chùng mất vợ nghen ông…” của bác Năm Đê, giờ đã hơn 20 năm, ngồi ngẫm nghĩ nhớ lại câu nói của Bác, tôi mới nhận ra, phải chi ngày ấy tôi quan tâm để ý câu nói của Bác, để kiểm điểm lại cuộc sống hạnh đình, rút kinh nghiệm để…    
 
2. Có một số lãnh đạo ở huyện, không thích…
 
Cuộc đời, mấy ai tránh khỏi đôi khi mất lòng với người này hây người khác, nhất là ở độ tuổi trẻ tính tình hây bốc đồng, chưa trầm tỉnh, háo thắng,…Tôi cũng không tránh khỏi những hạn chế như thế…
 
Sau ba năm được đi học tập trung, tôi cũng đã nhận ra những hạn chế mình vấp phải, khi chưa đi học nhất là lúc ấy tuổi còn trẻ nhưng với cương vị là Phó văn phòng Huyện ủy. Còn ba tháng nữa tốt nghiệp Đại học chính trị ra trường, tôi được tổ chức trao đổi với lãnh đạo huyện sẽ điều động về nhận nhiệm vụ ở một cơ quan của tỉnh, nhưng khi ra trường tôi không đồng ý mà xin ở lại  huyện tiếp tục công tác…
 
Biết được thông tin tôi không đồng ý về tỉnh công tác, anh Bé là một người anh bạn thân vừa là lãnh đạo cấp trên của tôi lúc bấy giờ đã khuyên tôi “Em nên về tỉnh công tác, ở huyện có một số lãnh đạo không thích em đâu…”. Tôi cũng đã biết thế, nhưng không để ý đến lời khuyên của anh Bé, vì nghĩ mình đã nhận ra thiếu soát, sẽ sửa, sẽ cải thiện được tình cảm, mối quan hệ với mấy người lãnh đạo ấy, rồi sẽ hợp tác làm việc tốt hơn,…
 
Chỉ ba năm sau nhiều rắc rói liên tiếp đến với tôi, mặc dù tôi cũng tôi thiếu soát, nhưng do “Chuyện bé xé ra to” của mấy người lãnh đạo ở huyện này, điều đó anh Bé trước đó đã cảnh báo tôi, nhưng tôi không nghe, vì vậy tưởng chừng tôi đã mất trắng, mấy chục năm công tác sẽ chấm hết tại nơi đây vào thời điểm này. Nhưng,…
 
Cuối cùng rồi tôi cũng phải về tỉnh công tác, nhưng mọi việc đã khác hơn thời điểm mà anh Bé khuyên tôi nên về tỉnh công tác. Giờ đã hơn 15 năm, đôi khi ngẫm nghĩ tôi lại cảm thấy có lẽ mình đã quá tự tinh vào bản thân, không nghe lời khuyên của anh Bé, của nhiều người xung quanh…         
 
3. Có chịu được tính của bạn em không…
 
Duyên một đứa em kết nghĩa, biết tôi với Hồng đều đã một lần đở vỡ, giờ chúng tôi định sẽ cùng nhau xây dựng lại mái ấm hạnh phúc gia đình của phần đời còn lại,… Duyên hỏi tôi, anh có chiều nổi tính tình, cách sống của bạn em (Hồng) không ?
 
Tôi suy nghĩ, rồi nói với Duyên “Anh biết chưa nhiều về Hồng, nhưng anh nghĩ cả hai đều đã lớn, đều đã trãi nghiệm trong cuộc sống xã hội, trong chuyện gia đình… Cả hai đã lớn tuổi thì tính sẽ bảo thủ, nhưng anh nghĩ chắc cả hai đều sẽ biết cách điều chỉnh, vì thế không có chuyện gì đâu…”. Thấy tôi tự tinh như thế, Duyên không bình luận gì thêm mà chỉ cười rồi nói “Em mong sớm được dự tiệc cưới của anh với bạn em…”.
 
Mặc dù tình cảm của tôi với Hồng khá sâu đậm, bạn bè biết đều đã chuẩn bị dự tiệc cưới… Nhưng thời gian không lâu, chuyện tình cảm không còn, thậm chí xảy những rắc rói, mất uy tính mà còn bị tổ chức đặt vấn đề, góp ý… Chuyện tình của tôi với Hồng đến hồi kết thúc, chỉ vì tính tình, cách sống không rõ ràng trong chuyện tình cảm của Hồng.
 
Giờ thì Duyên bảo “Anh không nghe, để ý lời hỏi…của em”, “Anh đáng thướng quá…”, “Tôi nghiệp anh quá…”. Đến lúc này tôi nghĩ, ngày tôi với Hồng quen nhau phải chi tôi quan tâm câu Duyên hỏi tôi “về Hồng” thì chắc sẽ tránh được phần nào buồn phiền, rắc rói,…như hiện giớ.
      
4. Những điều suy nghĩ, rút ra từ cuộc sống…
 
Qua những mấy mẫu chuyện ngắn trên, tôi suy ngẫm trong cuộc đời, cuộc sống dù chuyện tình cảm riêng, trong làm việc,… Dù ở vị trí nào trong xã hội, điều rất quan trọng không được xem nhẹ, không được không chú ý, bỏ qua mà phải thật sự chú ý lắng nghe, phải suy nghĩ kỷ lưỡng hơn những lời khuyên, góp ý của người thân, của bạn bè, của những người xung quanh ta…
 
Và cũng nên xem đó là những lời cảnh báo, để bản thân có cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, công việc luôn tốt đẹp hơn… Dù ở vị trí nào trong xã hội, ta hãy cám ơn những lời cảnh báo, góp ý chân thành của người thân, của bạn bè, của những người xung quanh…
 
Viết theo lời tự sự của Nguyễn Lê Trần
 
TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 6 năm 2015
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết