Nhớ mãi một lời phê…

Đăng lúc: Thứ bảy - 28/03/2015 09:25 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Mười sáu năm trước tôi đã viết bài đăng trên Báo Bạc Liêu “Nhớ mãi một lời phê”. Bài viết cũng là nói về lời nhắc nhỡ, lời dạy của đồng chí nguyên Bí thư Huyện ủy, còn giá trị cho hôm nay và cho mai sau. Tôi xin đăng lại những nội dung cơ bản của bài viết trên web cá nhân, để chia sẻ nếu ai có quan tâm…

Cách đây ba năm, trong cuộc họp Chi bộ Văn phòng Huyện ủy, huyện Giá Rai để tự phê bình, phê bình cuối năm. Là bí thư Chi bộ, tôi điều hành cuộc họp, tất cả các đảng viên trong Chi bộ (trong đó có đồng chí Bí thư Huyện ủy, đồng chí phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Huyện ủy viện - Chánh văn phòng Huyện ủy) đều đã thực hiện xong tự phê bình, phê bình (trừ ba đồng chí: Năm Đang - nguyên Bí thư Huyện ủy, Tư Bầu và Ba Vân là hai cán bộ nữ đã phục Huyện ủy từ thời chiến tranh nay tuổi đã cao, nên Chi bộ thống nhất không thực hiện tự phê, phê bình)   
 
Đến lượt tôi thông qua bản tự phê bình, được tập thể góp ý, tôi tiếp thu ý kiến đóng góp của tập thể, rồi hỏi thêm “Bác Năm, Bác Tư, Thiếm Ba có đóng góp kiến gì cho con không”. Ngồi trầm tư suy nghĩ một chút, bác Năm Đang nói “Những ưu điểm khuyết của đồng chí Bí thư Chi bộ đã được đồng chí Bí thư Chi bộ tự nhận và cũng đã được tập thể chi bộ đóng góp cho đồng chí Bí thư Chi bộ rồi, tôi không đóng góp vì thêm; tôi chỉ góp một ý nhỏ là: Trong hội, họp, làm việc không nên xưng là Bác, Chú, Cô, Dì mà phải xưng hô là đồng chí. Vì, xưng hô  Bác, Chú, Cô, Dì là cách xưng hô của gia đình”.
 
Tôi nghĩ đó chỉ là một lời phê bình trong xưng hô đơn thuần khi làm việc, hội, họp; nhưng sau một năm trôi qua tiếp tục công tác giữ chức Bí thư Chi bộ, gần hai năm qua tôi được cử đi học Đại học Chính trị ở Phân Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Thủ Đức), càng suy nghĩ tôi mới thấm, càng nhận thức sâu hơn lời phê bình của đồng chí nguyên Bí thư Huyện ủy (bác Năm Đang) “một góp ý nhỏ, nhưng không bao giờ nhỏ”.
 
Bởi vì trong hội nghị, trong họp; trong làm việc mà xen tình cảm gia đình, mang suy nghĩ tình cảm gia đình thì sẽ không bao giờ khách quan, không công tâm trong công việc, mà đặc biệt là đối với công tác nhận xét đánh giá, quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử sụng cán bộ,…
 
Càng suy nghĩ, trong công tác tới tôi sẽ “Nhớ mãi một lời phê” của đồng chí nguyên Bí thư Huyện ủy, một lời góp ý nhỏ, nhưng không giờ nhỏ cho hiện tại và trong tương lai…
 
    Giá Rai, ngày 22 tháng 12 năm 1999     
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết