Chợ của nông dân...

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 10:51 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Bài viết nói về những người dân sản xuất nhỏ (tự sản tự tiêu), nhưng không có khu chợ để bày hàng ra bán mà phải bày hàng hóa theo vỉa hè, mặt lộ để bàn...
 
Trong không gian có phần hiện đại, những khu chợ bề thế khang trang vừa được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới của thị xã Bạc Liêu đang trên đà phát triển để trở thành đô thị-Thành phố trực thuộc tỉnh Bạc Liêu, thì vẫn còn tồn tại một cái chợ của người nông dân.

Cứ thường lệ từ khỏang 12 giờ đêm đến 6-7 giờ sang hôm sau, rau củ quả từ khắp nơi mà chủ yếu là của bà con nông dân quanh vùng thị xã Bạc Liêu và một số địa phương của của huyện Vĩnh Châu, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng bằng bằng đủ các phương tiện chuyên chở từ xe tải, xe lôi, xe Honda chở rau củ quả của bà con nông dân tự sản xuất tập trung về họp chợ trên mặt lộ đường Hòang Văn Thụ với một đọan khỏang 200 mét từ Trường Mẫu giáo Son Ca đến Hòang Thành Cổ Miếu (Chùa Vĩnh-Triều-Minh) và xung quanh khu vực Chùa Thiên Hậu Cổ Miếu (một đọan đường hai Bà Trung, Phan Đình Phùng), thuộc phường 3, thị xã Bạc Liêu, để rồi từ đây thương lái phân bổ giao về cho các chợ trong địa bàn thị xã Bạc Liêu và một số chợ vùng nông thôn Bạc Liêu phục vụ cho người tiêu dung hang ngày.

Cũng là chợ nhưng chợ của người nông dân, người tự sản xuất ra sản phẩm rồi đem đi họp chợ bán lại khác hơn những chợ của những thương lái mà người đời thường gọi là chợ công thương, chợ nông sản thực phẩm thì được xây dựng khang trang bề thế và có phần hiện đại; bên cạnh những cái chợ này là các dịch vụ hang quán có vẽ sang trọng. Còn cái chợ của người nông dân thì họp chợ vào ban đêm, họp chợ trên mặt lộ, dưới ánh đền điện đọan sang, đọan tối có người phải dung đèn pin để có đủ ánh sang tronglúc giao dịch mua bán; còn hang quán của cái chợ đêm của người nông dân này là những xe hũ tiếu mì rỏ, xe bánh mì thịt, quán cà phê thì dưới mái hiên Chùa…Vậy mà họ những người nông dân tay lắm chân bùn, một nắng hai sương vẫn tươi cười rôm rã đếm từng đồng bạc lẻ bán những sản phẩm do họ tự sản xuất bán ra có được, với những bạc lẻ ấy vậy mà bên trong quán họ bàn tính với nhau dành dụm lo cho con đi học để chúng sau này có trình độ trở thành những người hữu ích cho xã hội; bàn chuyện đóng góp để xây dựng coơ sở hạ tầng, xây dựng đường xá lộ làng, trường học, đóng thuế cho Nhà nước…để xây dựng quê hương đất nước được phát triển nhanh hơn nữa.

Bổng dưng chiếc ti vi của quán cà phê dưới máy hiên chùa đưa lại tin tai nạn thương tâm vụ sập nhịn dẫn cầu Cần Thơ  làm cho mọi người nính lặng thương tâm, rồi vài người trong số họ, những người nông dân thốt lên những lời chua sót thấy thương quá, thấy đau quá, thật là thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý xây dựng, thiệt hại lãng phí quá…Rồi lại có tiếng ai đó trong số họ vang lên, đâu chỉ có nhịp dẫn của cầu Cần Thơ này gây thiệt hại, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm đâu mà còn nhiều công trình đã và đang khác nữa  vẫn chưa được xử lý đến nơi đến chốn. Cuối cùng cái thiệt hại, lãng phí ấy trách nhiệm và người chịu có lẻ  không nhiều thì ít cũng thuộc về người nông dân, người lao động mà thôi…

Đồng cảm với người nông dân, tôi mong sao người nông dân sớm được cấp chính quyền có thẩm quyền quan tâm tạo điều kiện cho người nông dân có được một khu chợ dù không khang trang, hiện đại nhưng phải là trên mặt lộ, có đủ ánh đèn sang để giao dịch, mua bán, có sân bãi đậu xe để thuận tiện khi lên xuống hàng hóa cho thuận tiện trong khi lúc tự sản tự tiêu  chứ chưa nói đến sản xuất hang hóa  trong thời hội nhập kinh tế quốc tế. Và nếu có trách nhiệm hơn thì đừng để  những đồng bạc lẻ của những người nông dân có được từ sản xuất dầm mưa dãi nắng đóng góp  để lo cho tương lai, lo cho sự phát triển của đất nước bị lãng phí, bị thất thóat, bị tiêu cực, tham nhũng…thì người nông dân vui sướng, hăng hái tăng gia sản xuất tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều hơn.

                                Bạc Liêu, ngày 21 tháng 5 năm 2009
                                                                                                                     
Tác giả bài viết: Quốc Thái (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu)
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn