Đẽo cày

Đăng lúc: Thứ tư - 25/02/2015 05:03 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Dù việc lớn hay việc nhỏ đều phải học tập, đều phải có người dạy hướng dẫn thì mới đạt kết quả, mới thành công, ông bà ta đã nhắc "Không thầy đố mầy làm nên"
Khi còn là một người lao động trong lĩnh vực nông hay nói khác là nông dân, tôi rất chịu khó “mài mò” làm công cụ để phục vụ cho sản xuất của gia đình. Một lần tôi nhìn thấy người đẽo cây để làm cày cho trâu kéo cày đất, không cần phải hỏi người thợ đẽo cày, tôi về nhà liền chặt cây rồi tự đẽo cày, nhưng khổ nổi đền lần thứ ba mà cây cày vẫn không yêm, trâu kéo rất khó, diện tích trâu của tôi kéo cày lúc nào cũng không bằng của người khác, thế mà  tôi đã tốn rất nhiều công sức (do phải đẽo đến ba lần) và phải đốn mất đi mây me trong vườn nhà.
 
Ngày nay nghĩ lại thấy tiếc, phải chi ngày trước mình chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, học để có kiến thức mà làm cày,…thì đâu phải mất công sức nhiều lần, đâu phải mất đi hai cây me vô ích, mà biết đâu hai cây me còn đến nay cho nhiều trái sẽ giúp ích cho gia đình tôi có thêm thu nhập, giúp cho người dân xóm làng có được trái me khi họ cần nấu nồi canh chưa,…
 
Ngẫm nghĩ, tôi càng thấm câu “Dốt nát cộng nhiệt tình trở thành phá hoại”.
 
           Bạc Liêu, ngày 15 tháng 02 năm 2012
                                                                                
Tác giả bài viết: DÂN AN
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết