SUY NGHĨ CỦA “CON NHÀ HÀNG XÓM”

Đăng lúc: Thứ tư - 01/03/2023 10:53 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
SUY NGHĨ CỦA “CON NHÀ HÀNG XÓM”

SUY NGHĨ CỦA “CON NHÀ HÀNG XÓM”

Sang nhà hàng xóm chơi về, con tôi thỏ thẻ nói lại điều mà con của người hàng xóm đã nói, nghe rồi mà tôi cứ suy nghĩ nhiều rất nhiều những điều mà mấy đứa trẻ nói với nhau...

Bạn ấy nói “Mình sang nhà bạn chơi, thấy ba bạn có nhiều Giấy khen, Bằng khen, Huân chương; có Bằng tổ quốc ghi công của bác chú, cậu dì của bạn; Truy tặng Danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng cho bà nội bạn; nghe nói cha bạn ngày trước đánh giặc ngoại xâm kiên cường lắm, nay thì cũng chống giặc nội xâm tích cực, quyết liệt lắm mà sao nhà bạn vẫn nghèo, vẫn thuê nhà của nước chưa xây dựng được căn nhà để ở, mua sắm đồ trong nhà như ba mình. Gia đình mình, ba mình có chiến đấu chống ngoại xâm, nội xâm gì đâu chỉ lo làm cho gia đình thôi nên mới có nhà lầu, xe hơi đời mới, có tiền đi du ngoạn chứ”



Đúng ! Trẻ con nói rất đúng... Điều mà tôi suy nghĩ là người lớn chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi luôn miệng, đôi khi còn cuối đầu, quỳ gối tỏ thái độ kính trọng những đồng bào chiến sỹ, những người đã vĩnh viễn nằm xuống, đã mất đi một phần thân thể vì bom đạn khi chống giặc ngoại xâm; những người ngày đêm luôn suy nghĩ trăn trở hoạch định chiến lược, xây dựng chương trình kế hoạch làm định hướng cho phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là đương đầu chống giặc nội xâm với nhiều mưu mô thủ đoạn tàn độc hơn giặc ngoại xâm để chúng ta, để cho các con, để cho nhà hàng xóm có được cuộc như ngày hôm nay



Chúng ta đừng biết ơn bằng sự mọi lúc, mọi nơi luôn miệng, đôi khi còn cuối đầu, quỳ gối tỏ thái độ kính trọng biết mà hành động thiết thực cụ thể là hãy giao dục, dạy cho con cháu mình phải thật sự biết trân trọng, phải thật sự có ý thức trách nhiệm tiếp tục thực hiện mong ước của những đồng bào chiến sỹ, những người đã vĩnh viễn nằm xuống, đã mất đi một phần thân thể vì bom đạn khi chống giặc ngoại xâm; những người ngày đêm luôn suy nghĩ trăn trở hoạch định chiến lược, xây dựng chương trình kế hoạch làm định hướng cho phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là đương đầu chông giặc nội xâm. Hãy dạy cho chúng phải biết sống vì mọi người, vì cộng đồng...

Qua những thước phim tài liệu, những bài phát biểu của các nhân chứng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhân tiến đến chào mừng kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), chắc không chỉ riêng tôi mà nhiều người cũng suy nghĩ về những tang thương, mất mát để đất nước Việt Nam có được ngày hôm nay, để có nhà lầu xe hơi mà có trách nhiệm hơn về giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ của quê hương đất nhằm ngày càng ít đi, không còn kiểu suy nghĩ, nhận thức như “con của nhà hàng xóm”. Mà phải trân trọng thật sự...

Chúng ta không nên trách thế hệ trẻ, mà nhìn nhận rồi trách trách nhiệm của chúng ta là gia đình, của những tổ chức cá nhân đã và đang thiếu trách nhiệm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, cho “Con nhà hàng xóm” để thế hệ trẻ nhận thức đúng là để có được cuộc sống như hôm nay quê hương đát phải chịu nhiều rất nhiều mất mát tang thương; mất mát nhiều tính mạng của con người, bao nhiêu trẻ thơ mất ông bà, cha mẹ, mất người thân vì chiến tranh giành cho cuộc sống, để có nhà lầu xe hơi như ngày hôm nay. Chiến thắng chiến tranh là tang thương mất mát như thế chứ không phải như chiến thắng nơi bàn nhậu cứ “1,2,3 zô zô…” ai xỉn nằm ngủ trước là thua, không phải thắng thua như đấu thầu các dự án, không phải thắng thua như mua bán các tài sản, đất đai, bất động sản…

Viết theo lời kể của người nghe lời trẻ em con nhà hàng xóm nói...

                                                                Bạc Liêu, ngày 27 tháng 02 năm 2023
                                                                             

Tác giả bài viết: Quốc Thái - Dân An
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết