“Quy trình…”

Đăng lúc: Thứ ba - 24/02/2015 14:26 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Làm việc theo quy trình là đều rất cần thiết, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Song, không vì thế mà bất cứ việc việc gì cũng phải làm theo quy trình....
Khi ông là Đái Văn Nhanh, nhưng mọi người nơi ông công tác thường ông là Tám Nhanh, là gì cái tên sau này khi đi làm việc mới có, chứ ngày trước lúc còn trẻ, con ở quê, ông là người con thứ tám trong gia đình và tên thật là Đái Văn Nhỗng, nhưng vì ít chịu lo làm ăn, không chịu học hành, lười lao động mà cứ chạy lông nhông nên người trong xóm đặt chết cho biệt danh là Tám Cà Nhỗng, nhưng bây giờ thấy ông cũng là cán bộ về hưu, đã khác xưa nên mọi người cũng đã sửa gọi là ông Tám Nhanh như cơ quan, bạn bè đồng nghiệp cán bộ của ông gọi.
 
Người trong làng nhiều người thật lòng là trọng phục ông Tám Nhanh, bởi lúc nhỏ vì ít chịu lo làm ăn, không chịu học hành, lười lao động mà cứ chạy lông nhông vậy mà “đùng” một cái vào công tác ở một cơ quan cấp tỉnh, rồi được đề bạt, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc một Trung tâm thuộc cơ quan cấp tỉnh. Có người nói “Nhỏ không học lớn cũng làm Đại úy mà”, có người nói “Hồi nhỏ ở quê không học, cà nhỗng nhưng khi lớn lên tỉnh công tác rồi học thì sao”, cũng có người nói “Do quen biết chạy chọt nên có được chức vụ đó” v.v và v.v. Nhưng nói gì thì nói chứ khi nghỉ hưu ông Tám Nhanh mang về treo trong nhà rất nhiều giấy khen, bằng khen về thành tích lãnh đạo Trung tâm, thực hiện tốt quy trình ISO ở cơ quan ông. Điều đó chứng tỏ là ông Tám Nhanh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được khi còn đương chức; còn co ai đó nói gì đó chẳng qua là suy luận thôi…
 
Và điều đó cũng được chứng mimh, ngày xưa khi còn nhỏ ở gia đình không hoc hanh, ít chịu lo làm ăn, lười lao động mà cứ chạy lông nhông nhưng hiện nay ông Tám Nhanh là một người mẫu mực trong gia đình, sống có ý thức tổ chức kỷ luật vơi xã hội. Khi nghỉ hưu về gia đình sống, ông Tám Nhanh đã vận dụng Quy trình ISO ở cơ qua vào trong công việc gia đình nhằm làm chuyển biến ý thức, nhận thức của các thành viên già đình để công việc được nhịp nhàng trôi chảy hơn,…Vì vậy, ông đã sắp xếp phân công các thành viên trong gia đình mỗi người đảm nhiệm một khâu, một công đoạn trong công việc theo sự quả lý điều hành của ông;
 
Theo đó bà Tám làm cố vấn cho ông để ông bàn bạc trao đổi thống nhất rồi đi đến quyết định. Người lớn nhất trong gia đình và vợ được giao nhiệm vụ là tổng chỉ huy triển khai điều hành các thành viên khác trong gia đình thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông; người con kế và vơ được giao phụ trách hậu cần chuyên lo nhà bếp, quản lý nấu nướng phục vụ ăn uống; người con kế tiếp và chồng được nhiệm vụ lo hậu cần nhưng chuyên phụ trách quản lý, mua thức ăn, mua sắm đồ dùng trong nhà; đứa cháu nội và vợ được giao nhiệm vụ quản lý xe các loại và các tài sản đồ dùng khác trong gia đình; đứa cháu nội và vợ được giao nhiệm vụ quản lý cửa cổng và giám sat người ra vào; đứa cháu ngoại và chồng được quản lý, theo dõi phục tiếp khách,…nói chung là ông Tám Nhanh phân công rõ ràng, cụ thể theo “quy trình ISO gia đình” cho tất cả các thành viên trong gia đình.
 
Công việc rồi cũng quen dần và được coi là đi vào nề nếp; tuy cũng gặp không ít khó khăn, trở ngạy nhưng không ai dám cải lại ông, nếu như không có sự cố xảy ra. Hôm ấy bà Tám bị nhồi máu cơ tim, mặc dù nhà cách bệnh viện không xa nhưng do cái chế vận hành theo “Quy trình ISO gia đình” của ông Tám đã dẫn đến cái chết thương tâm cảu bà Tám. Trong đám tang không ít lời ra tiếng vào là phải chi gia đình đưa bà Tám đến bệnh viện sóm hơn một chút thì cũng có thể bà Tám chưa qua đời…
 
Giờ thì nằm một mình trong phòng ông Tám Nhanh ngẫm nghĩ, từ một người không ham học hành, thích chạy lông nhông nhưng nhờ cái “quy tình ISO cơ quan” mà ông đã trở thành người có ích cho xã hội, hoàn thành tốt nhiệm được giao ở cơ quan trong thời gian còn tại chức. Rồi về hưu ông đã vận dụng nó xây dựng thành cái “Quy trình ISO gia đình” bước đầu cũng đã phát huy tác dụng, nhưng cũng chính cái “Quy trìn ISO gia đình”: mà ông phải trả giá quá đắt là bà Tám phải vĩnh viễn xa ông.
 
Và kết luận, đâu phải mọi thứ trên đời này, dù lớn hay nhỏ đều phải áp dụng, đều phải thực hiện “Quy trình ISO” nhất là những công việc nhỏ nhặt, lặc vặt hàng ngày liên quan đến cuộc sống của từng gia đình, của từng người dân…
                                                      
   Bạc Liêu, ngày 03 tháng 7 năm 2012
                                                                   
 
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết