NHỮNG DÒNG SUY NGHĨ VỀ LỚP ĐẠI HỌC CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Bế giảng lớp Đại học chuyên ngành Công Tác xã hội, tại Trường cao đẳng nghề Bạc Liêu)

(Bế giảng lớp Đại học chuyên ngành Công Tác xã hội, tại Trường cao đẳng nghề Bạc Liêu)

Chắc cũng là người xuất thân từ nhóm người yếu thế trong xã hội nên tôi luôn nguyên với lòng, với Tổ tiên, với... còn hơi thở vẫn suy làm gì để góp phần giúp những người cùng hoàn cảnh, việc làm đó là Công tác xã hội

Thật đáng tiếc là không được dự ngày kết tốt đẹp của lớp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội do Trường Đại học lao động xã hội (Cở sở II, thành phố Hồ Chí Minh) kết hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu (Sở) tổ chức tại Trường Cao đăng nghề Bạc Liêu. Tôi tiếc là không được nhìn cảnh vui vẻ của những cán bộ, học viên tại buổi lễ bế giảng nhận bằng tốt nghiệp. Không chỉ là kết thúc sau 12 năm triển khai chủ trương, hơn 4 năm nỗ lực của nhiều cán bộ, thầy cô giáo, học viên thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 (Đề án 32) mà có thể khẳng định đó là sự đánh giá của giai đoạn nhận thức, chuyển biến về thực hiện vai trò công tác xã hội vào thực tiễn đời sống.

Ngày 08 tháng 02 năm 2023, nhận được điện thoại của thầy TS Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trường Đại học Lao động xã hội (Cơ sở II, TP Hồ Chí Minh) báo đang đi Bạc Liêu để hôm sau (ngày 09 tháng 02) tổng kết Bế giảng lớp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội. Trưa ngày hôm đó (ngày 08 tháng 02) ngồi dùng cơm với thầy Ngọc Thành và một số Thầy của Trường cùng đi; vừa dùng cơm vừa trao đổi trò chuyện, điều tất nhiên trong các nội dung phải có những vấn đề liên quan đến lớp học, đến bế giảng lớp học... Ngày hôm sau (ngày 09 tháng 02) sau khi ăn sáng uống cà phê xong, thầy Ngọc Thành và các Thầy đi Bế giảng lớp học, còn tôi thì đi ngồi quán cà phê như thường ngày, rồi về nhà nhưng mãi cho đến hôm nay vẫn luôn suy nghĩ về lớp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội này.

Cuối năm 2013, tôi được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở, theo đó được Giám đốc phân công phụ trách lĩnh vực Bảo trợ xã hội và lĩnh vực Phòng chống tệ nạn xã hội. Đầu năm 2014 em ĐCC là Phó Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (hiện nay ĐCC là Trưởng phòng) báo lại và đề xuất với tôi nên nhanh chóng triển khai thực hiện Kế hoạch số 15/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Đề án 32 (Kế hoạch 15), vì Kế hoạch này UBND tỉnh đã ban hành gần 4 năm qua rồi mà vẫn còn được cất kỷ trong tủ.

Theo Kế hoạch 15 của UBND tỉnh thì giai đoạn 2010 đến 2020 bằng các hình thức, phương pháp tổ chức, tỉnh Bạc Liêu sẽ tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại một số cơ quan và các xã phường thị trấn. Theo đó sẽ có 216 người được đào tạo các cấp trình độ: trung cấp 46 người, cao đẳng 64 người, đại học 86 người, sau đại học (Thạc sỹ) 20 người.

Trên cơ sở Kế hoạch 15 của UBND tỉnh, đã tranh thủ Cục Bảo trợ xã hội (Cục), Bộ Lao động – Thương và Xã hội mà trực tiếp là Cục Trưởng (nay anh là Thứ trưởng Bộ này) hỗ trợ kinh phí đào tạo được 43 người trình độ trung cấp (Tốt nghiệp 41 người). Năm 2014 với nhu cầu chung của xã hội lúc này, xét thấy không đào tạo trình độ cao đẳng nên đã tranh thủ Cục Bảo trợ xã hội hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ đại học và sau đại học; Cục đồng ý hỗ trợ kinh phí mỗi học viên là 4.000.000 đồng/năm để tỉnh phối hợp Trường Đại học Lao động xã hội (Cơ sở II, thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức lớp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội tại tỉnh Bạc Liêu; còn đào tạo sau đại học sẽ tiếp tục bàn thống nhất tổ chức sau.

Sau khi Cục đồng ý hỗ trợ kinh phí, lãnh đạo Sở mà trực tiếp là tôi đã báo cáo, xin chủ trương UBND tỉnh chi từ ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinh phí (4.000.000 đồng/học viên/năm học) vì người học đều là cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, vì  hầu hết lương rất thấp hoặc không có lương và phần còn lại (khoảng 2.500.000đồng) học viên tự đóng (tổng khoảng 11.000.000 đồng/học viên/năm học). UBND tỉnh đã giao Sở chủ trì, trao đổi, bàn bạc thống nhất với các Sở ban ngành có liên quan và các địa phương, trình UBND tỉnh cho chủ trương.

Được UBND tỉnh giao, lãnh đạo Sở mà chủ yếu trực tiếp là tôi đã tích cực, tranh thủ bàn bạc trao đổi thống nhất nhiều vấn đề, nhất là vấn đề lãnh đạo ngành nội vụ trên địa bàn tỉnh (NCH) cho là cán bộ ở thời điểm 2014 cơ bản đều đã đạt chuẩn bằng cấp theo quy định nên không cần đào lạo nữa, vì vậy phải thống nhất đây là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Công tác xã hội nghĩa là chuẩn hóa chuyên môn cán bộ trong lĩnh vực mà cán đang làm việc; người tham gia lớp học tự đăng ký thi đào vào hay cơ quan quyết định cử đi học, vì là hầu hết cán bộ công chức viên chức, thống nhất  là Trường Đại học Lao động xã hội (Cơ sở II, thành phố Hồ Chí Minh) Thông báo tuyển sinh, Cơ quan thẩm quyền cử đi học, học viên phải thi tuyển đầu vào; lớp học do Trường Đại học Lao động xã hội (Cơ sở II, thành phố Hồ Chí Minh) tổ tại tỉnh Bạc Liêu, Sở được mời cử cán bộ tham gia quản lý lớp, thuê điểm tổ chức lớp tại Trường cao nghề Bạc Liêu; thống nhất vấn đề về hình thức chuyển tiền, đóng tiền học phí từ nguồn kinh phí của Cục Bảo trợ xã hội hỗ trợ, nguồn từ ngân sách tỉnh hỗ trợ, nguồn học viên tự đóng và hình thức thanh quyết toán các nguồn kinh phí này; thống nhất tại sao không kết hợp trường Đại học khác, vì Trường Đại học lao động xã hội là Trường đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội, ... Chừng ấy nội dung nhưng phải mất gần 4 năm (năm 2018) mới khai giảng được lớp học mà cũng chỉ có 57 người tham gia học. 

Đến ngày 08 tháng 02 năm 2023 vừa rồi, thầy TS Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trường Đại học Lao động xã hội (Cơ sở II, TP Hồ Chí Minh) đến tỉnh Bạc Liêu để hôm sau (ngày 09 tháng 02) Bế giảng lớp học. Đó chính là thành quả mà tôi và nhiều anh chị em đã trãi qua gần 4 năm tranh thủ, bàn bạc thống nhất để lớp học được khai giảng, vậy mà không được mời dự Bế giảng lớp học để được bài tỏ thể hiện và có thể được sẽ nói lên cảm xúc của mình, miền vui sướng của mình; nhưng thôi thì với tình cảm là người bạn, người anh em tôi ngồi dùng cơm, uống cà phê với thầy TS Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trường Đại học lao động xã hội (Cơ sở II, TP Hồ Chí Minh) và mấy Thầy cùng đi với thầy Ngọc Thành thì tôi cũng đã vui, đã hạnh phúc lắm rồi...

(Bế giảng lớp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội)

Theo thông tin biết được, do nhiều lý do (chuyển công tác địa phương khác, nghỉ công tác vì hoàn cảnh gia đình,...) mà lớp có 57 người học nhưng chỉ còn 43 người được cấp bằng tốt nghiệp. Thôi thì dù sao cũng mừng cho sự cố gắng, vượt qua khó khăn vất vả theo một hành trình của nhiều người đã đem lại thành công, Bế giảng lớp học.

(Bế giảng lớp Đậi học chuyên ngành Công tác xã hội)

Dù Kế hoạch 86 người, khai giảng được 57 người tham gia lớp học, khi ra trường chỉ còn 43 người, nhưng cũng còn hơn lớp sau đại học (Thạc sỹ) mà Kế hoạch 15 của UBND tỉnh đã đề ra (20 người), nhiều người đã học lớp Công tác xã hội cấp cao do Cục Bảo trợ xã hội tổ chức, học xong Cục có thông báo được tiếp tục dự thi tuyển để theo học lớp Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội, nhưng Giám đốc Sở lúc bấy giờ (ĐTU) không đồng ý ký xác nhận lý lịch trích ngang, nên tôi đã trực tiếp báo cáo và Thường trực Tỉnh ủy (VVD) có ý kiến đề nghị Giám đốc Sở nên xem xét sắp xếp giải quyết cho đi học (trong đó có tôi đi học); nhưng Giám đốc Sở không ký, nhưng cũng không cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở ký xác nhận lý lịch trích ngang mà còn có ý kiến nếu ai ký sẽ kiểm điểm xử lý kỹ luật. Rồi đến Giám đốc kế nhiệm (THC) cũng không xác nhận lý lịch cho đi học, dù những người muốn đi học chỉ yêu cầu giám đốc ký xác nhận lý lịch trích ngang, kinh phí học tập thì tự lực; vì vậy tôi đã báo với Chủ tịch (DTT), Phó Chủ tịch (VPN) UBND tỉnh có ý kiến lúc này Giám đốc Sở mới ký lý lịch trích ngang cho một số người, nhưng khi ký thì đã trễ thời gian nộp hồ sơ theo quy định trường (trong đó có tôi cũng đăng ký đi học). Nhưng với sự quyết tâm của những người muốn đi học, tự lực bỏ tiền cá nhân ra để đi học (vì lãnh đạo Sở đã không cho đi), nhưng rất mừng là Trường Đại học Lao động xã hội chấp nhận địa phương (cấp xã) nơi cư trú xác nhận lý lịch trích ngang nên tỉnh Bạc Liêu cũng đã có 7 người đi học lớp Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội, đến nay thì có 2 người bỏ học, 02 người đã bảo vệ xong luận văn tốt nghiệp, 03 đang chuẩn bị bảo vệ Luận văn tốt nghiệp.



Không được dự bế giảng lớp, nhưng tôi luôn suy nghĩ trăn trở nên viết mấy dòng tâm tư và mong muốn thông qua tâm tư này hy vọng 43 người vừa tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội và những người tự bỏ tiền học sau đại học chuyên ngành Công tác xã hội, sẽ trưởng thành là những người lãnh đạo, sẽ là những chuyên gia, sẽ là những cán bộ chuyên môn, luôn quan tâm thực hiện tốt hơn công tác đào tạo bồi dưỡng, công tác phối hợp tổ chức khai giảng bế giảng các lớp đào tạo; thực hiện ngày càng tốt hơn những vấn đề ngành công tác xã hội trong thời gian tới.



Bởi thực hiện tốt Công tác xã hội cũng chính là thực hiện ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta. Đảng ta đã khẳng định, Đảng không có lợi ích nào ngoài lợi của nhân dân mà đặc là đối người dân nghèo khổ, người yếu thế trong xã hội mà Công tác xã hội có vai trò quan trọng, không thể thiếu được để Đảng ta thực hiện tốt điều lợi ích đó. 
 
Viết theo lời kể của người trong cuộc...  
                                                                            Bạc Liêu, ngày 18/02/2023
                                                                                          DÂN AN

Tác giả bài viết: DÂN AN

Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái