HEO MẸ TÔI CÚNG CỬU HUYỀN

(Dâng hương mộ ông Mạc Cửu-Hà Tiên)

(Dâng hương mộ ông Mạc Cửu-Hà Tiên)

Cuộc sống luôn có biến đổi, thăng trầm nên người ta hy vọng sẽ có một chổ dựa làm tin, ổn định tinh thần. Mẹ tôi từ bé đã chịu nhiều mất mát, đau khổ, với niền tin tuyệt đối vào Đảng thì niềm tin vào các ông cha trước mà trong đó có Cửu Huyền

Trong sinh khí các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, xem những thước phim tư liệu, những bài viết, những thông tin, phát biểu của những nhân chứng lịch sử, làm cho tôi càng nhớ về những hậu quả đau thương của chiến tranh; càng kính yêu mẹ tôi hơn về lời “khẩn cúng Cửu Huyền con heo khi chiến tranh kết thúc”


Chiến tranh ác liệt đã qua đi hơn 40 năm, lời khẩn ngày trước của mẹ tôi với Cửu Huyền phù hộ cho anh em chúng tôi không bị làm sao vẫn còn sống đầy đủ khi chiền chấm dứt, mẹ tôi sẽ cúng trở lễ Cửu Huyền một con heo.

Sau khi ba tôi chết (giờ người gọi là hy sinh) chắc quá buồn đau và cũng quá lo sợ vì chiến tranh quá ác liệt, quanh cái xóm Cái Nhum - nhà tôi nhà nào cũng có người chết vì bom đạn vì vậy nên mẹ sợ quá “khẩn Cửu Huyền cúng heo” mà không cho anh em chúng tôi biết, nhưng lúc ấy chúng tôi còn quá nhỏ chưa nhận thức được gì nên chắc mẹ tôi cũng không muốn cho chúng tôi biết lời khẩn của bà.



(gia đình chụp ảnh trước Lăng ông Mạc Cửu - Hà Tiên)

Mẹ tôi lo sợ nên khẩn kính mong Cửu Huyền che cở cho con cháu là điều tất nhiên thôi, vì nghĩ Cửu Huyền mới có thể biết mà giúp phò hộ che chở, sua đẩy bom đạn của chiến tranh ác liệt, không ai biết lúc nào, chổ nào bom đạn rơi nỗ làm tang hoang nhà cửa, làm chết người thê thảm...

Mặc dù chỉ hơn 10 tuổi nhưng tôi còn nhớ không thể nào quên được, khoảng 8 giờ sáng ngày hôm đó, mẹ tôi với dì tôi đi thu lưới, thu câu đã giăng trong đêm và đem cá có được từ giăng lưới giăng câu này bán cho người thu mua (lúc này gọi là tiệm thu mua cá), khi ra về đi được một đoạn thì lính đồn Cái Nhum đi càn, kêu mẹ với dì tôi quay lại; mẹ với dì không quay lại mà tiếp tục bơi xuồng đi tiếp, lính đồn đã nổ súng về hướng mẹ với dì, hai người nhào xuống ruộng nước kéo xuồng chạy về hướng nhà mình, nên con dì chết khi nằm ngủ trên giường nghe súng nổ bật ngồi dậy nên trúng đạn chết nằm gục tại giường, mấy anh em tôi lại đã nằm sát xuống mặt đặt nên thoát chết.



(gia đình chụp ảnh trước Lăng ông Mạc Cửu - Hà Tiên)

Vào những năm 1960, 1970 xóm nhà tôi (Cái Nhum, Tô Ma) hầu như nhà nào cũng có người chết vì trúng bom đạn của chiến tranh, thậm chí có nhà có đến ba bốn người chết. Những người tham gia đánh nhau, bắn nhau trúng bom đạn chết là điều tất nhiên, nhưng những người chết họ chỉ là thường dân lam lũ lo làm thuê làm mướn kiếm ăn từng ngày thế mới đau thương, nhà cửa của họ thì theo đó cũng tang hoang vì bom đạn.

Tôi không thể nào quên được mờ sáng còn sương ngày hôm đó lính đồn Cái Nhum càn vào bắt người ông Chú đem đi, không biết đem đi đâu nhưng trời chưa sáng, còn mờ sương, Ông đi bị vấp ngã vì đất khô nứt nẽ, mấy người lính đồn cho là Ông không chịu đi nên đã nổ súng vào người làm Ông chết ngay tại chổ. Một lần khác, khoảng 16 giờ ngày hôm đó máy bay ném bom làm hơn chục người trong xóm chết thảm, trong đó có một nhà chết ba, hai nhà mỗi nhà chết hai người, đúng là một buổi chiều tang thương...

Sau khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống gia đình tiếp tục nghèo khổ, mẹ tôi vẫn tiếp tục lam lũ làm thuê, làm mướn nuôi anh em chúng tôi ngày càng khôn lớn, trưởng thành; chắc trong hoàn cảnh làm thuê làm mướn ấy mẹ tôi lại quên đi lời khẩn Cửu Huyền khi còn thời chiến tranh ác liệt, nhưng có lẻ lời khẩn ngày ấy vẫn luôn tại tồn trong tâm trí mẹ tôi, nên nhiều đêm khi mẹ mơ thấy ông bà tổ tiên dẫn đến suy nhược cơ thể, suy nhực tinh thần phải vào bệnh viện điều trị nhằm bồi dưỡng thể lực ổn định tinh thần...

Nhiều năm liền mẹ tôi cứ nằm ngủ là mơ, rồi suy sụp thể lực, rồi vào bệnh viện điều trị... Lần đó đứa em tôi hỏi đùa với mẹ cho vui, “Mẹ có khẩn, có nợ gì Cửu Huyền không”, như khơi đúng chổ, mẹ suy nghĩ hồi lâu nhớ lại rồi nói “Trước đây khi còn chiến tranh ác liệt, bom đạn bổ tung, tàn phá khắp nơi, mẹ sợ nên có “khẩn Cửu Huyền phù hộ cho các con không bị thương, bị chết vì bom đạn, còn sống đầy đủ đến ngày kết thúc chiến tranh, mẹ sẽ cúng Cửu Huyền một con heo mà quên mất cho đến ngày hôm nay”.

Sau đó anh em chúng đã góp tiền mua con heo để mẹ cúng theo lời đã “khẩn với Cửu Huyền” và cũng để mẹ vơi đi suy nghĩ còn nợ Cửu quyền điều gì đó và điều quan trọng hơn là thỏa điều mong muốn của mẹ “Chiến tranh thúc các con của mẹ không đứa nào bị thương, bị chết vì bom đạn”.



(gia đình cúng heo quay ở Lăng ông Mạc Cửu - Hà Tiên)

Mẹ kính yêu ơi ! Dù vẫn còn những khó khăn nhưng để có được sống như hôm nay thì mẹ, con mình cũng như bao nhiêu người khác đã trãi rất rất nhiều đau thương của chiến tranh ác liệt, bom đạn nổ tung tàn phá khắp nơi, Cửu Huyền đã phù hộ chúng con không đứa nào bị thương tích, bị chết vì bom đạn. Thì chắc chắn là Cửu Huyền sẽ tiếp tục phù hộ chúng con chiến đấu, không bị gục ngã bởi bọn giặc “nội xâm”,...

Và chiến tranh xâm lược xem như đã kết thúc giặc ngoại chỉ còn lén lúc đâu đó, nhưng giặc nội xâm ngày càng trổi dậy, chiến tranh chống giặc nội xâm cũng ngày càng cam ro quyết liệt hơn, phức tạp hơn bởi vì trong số đó cả những người với chiếc áo bên ngoài là người lãnh đạo, là bạn bè,... nhưng nhất định các con cháu mẹ và mọi người vẫn sẽ tiếp tục chiến thắng
Viết theo suy nghĩ của người trong cuộc...

            Bạc Liêu, ngày 19 tháng 4 năm 2023                            
                                                          

Tác giả bài viết: DÂN AN

Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái