Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, những vấn đề cần lưu ý

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 17:27 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần quan tâm những vấn đề: uy tín, thương hiệu, để tránh thiệt hại cho lợi ích nhà nước, lợi ích của nhân dân....
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
 
Thực hiện Chủ trương của Đảng, Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là quan điểm đúng, là bước đi phù hợp của quá trình phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bởi khi thực hiện cổ phần hoá là điều mà quan điểm của Đảng, Nhà nước ta hướng đạt tới là phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với quản lý kinh tế, phát huy tối đa quyền làm chủ của người lao động đối với quản lý doanh nghiệp, để từ đó xây dựng ngày càng đầy đủ, tốt hơn ý thức, trách nhiệm đối với quản lý xã hội của người lao động nói riêng của người dân nói chung. Và cổ phần hoá cũng nhằm huy động nguồn lực trong công nhân lao động, trong xã hội để đầu tư cho phát triển doanh nghiệp, phát triển xã hội; đồng thời tập hợp và phát huy có hiệu quả chất xám của người lao động, của xã hội...Điều này đã cho thấy là thời gian qua sau khi cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động có hiệu quả hơn cả về mặt kinh tế lẫn mặt xã hội; đã góp phần đưa kinh tế, xã hội của địa phương, cả nước phát triển hội nhập như hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã qua, thực tế cho thấy bộc lộ một số vấn đề cần được quan tâm đó là, khi cổ phần hoá một số doanh nghiệp chưa được tính đến yếu tố uy tính thương hiệu doanh nghiệp, uy tính thương hiệu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đó sản xuất và cả về vị trí lợi thế của doanh nghiệp để tính gía trị của cổ phiều; thêm vào đó khi thực hiện cổ phần hoá có tỷ lệ cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ quản lý, người lao động của doanh nghiệp, nên quá trình chuẩn bị định giá, kiểm kê tài sản mặt dù có đơn vị trung gian, nhưng chủ yếu cũng chính là những người quản lý tài sản của nhà nước hiện tại, và cũng là những người chủ sở hữu doanh nghiệp của mình sau khi cổ phần hoá, do vậy họ cố tìm mọi cách kể cả câu kết nhau để hạ gía trị cổ phần - cổ phiếu...Chính vì vậy nên mới xảy ra tình trạng sau khi cổ phần hoá giá trị cổ phiếu của một số doanh nghiệp tăng gấp nhiều lần, làm thiệt hại đến lợi ích củ nhà nước, lợi ích toàn dân.

Một vấn đề nữa là khi cổ phần hoá các doanh nghiệp, chủ trương của Nhà  nước có dành tỷ lệ cổ phiếu ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được mua, có một số lao động vì lý do này lý do khác và hơn thế nữa là họ từ lâu chỉ biết làm công ăn lương chứ chưa quen với làm chủ, chưa hình thành đầy đủ nhận thức, ý thức là người làm chủ tập thể và làm chủ tập thể như thế nào...nên họ không mua cổ phiếu. Nhưng, trong thực tế trong danh sách thì họ có mua bởi những người quản lý, những người được giao tính cổ phần hoá  biết chắc là sau khi cổ phần thì giá trị cổ phiếu sẽ tăng vì lý do như đã nói trên, nên họ thoả thuận ngầm trước và kể khi người lao động đã mua xong bán lại, thì họ sẳn sàng mua lại phần cổ phiếu của người lao động cho người lao động có lời, vì vậy người lao động đăng ký mua, sau đó chuyển nhượng, bán lại là có ngay một khoản thu nhập mà không cần phải bỏ ra một đồng nào; còn người quản lý doanh nghiệp, người tính giá trị cổ phần doanh nghiệp thì sẽ có trong tay một tỷ lệ cổ phần - cổ phiếu nếu không muốn nói là toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp được cổ phần. Và vì vậy trong quá trình cổ phần hoá một số doanh nghiệp sẽ biến thành tư nhân hoá, người lao động trong doanh nghiệp không trở thành người chủ tập thể mà lại trở thành người lao động làm thuê cho ông chủ tư nhân mới. Những người có trình độ, có năng lực nhưng không có tiền mua hoặc có tiến ít nên mua ít cổ phiếu hoặc không mua cổ phần - cổ phiếu nào lại phải đi làm thuê, làm mướn bán chất xám cho những chủ tư nhân trong các doang nghiệp sau khi cổ phần hoá.

Do vậy để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan tham mưu, các ngành chức năng cần bổ sung những quy định cụ thể hơn để khắc phục những vấn đề nói trên.

                                                                             
Tác giả bài viết: DÂN AN
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết