Tin Tức Cuộc sống và ngòi bút

Nhà sàn…

Chủ nhật - 22/02/2015 13:33

(ảnh minh họa)

Nhà sàn trên sông có phải gắn liền với quá khai phá vùng đất phương Nam, mang nét đặc trưng Văn hóa của vùng sông nước...
Tôi không phải là người nghiên cứu, dù chưa cơ sở chứng minh nhưng điều chắc là Nhà sàn vùng sông nước của một số tỉnh đồng bằng Sông Cữu Long gắn liền với quá trình khai khẩn vùng đất này của những lưu dân…
 
Minh chứng cho điều này là hàng năm trước khi bằng thuyền, ghe ông Mạc Cữu đến vùng đất Hà Tiên rồi lập làng, xây dựng bộ máy chính quyền rồi sau đó được chúa Nguyễn công nhận và phong cho Ông làm Tổng trấn quản lý vùng đất Hà Tiên, thì vùng đất này đã có người dân đến đây sinh sống, lập nghiệp nhưng chưa được hình thành làng, chưa xây dựng bộ máy chính quyền,…
 
Cũng như ông Mạc Cữu, những lưu dân trước đó đã đến vùng đất Hà Tiên – vùng đất của một khu vực của các tỉnh đồng bằng Sông Cữu Long ngày nay cũng bằng thuyền, bằng ghe bởi thời ấy chưa có đường lộ bê tông, lộ nhựa, chưa có máy bay như ngày nay,…  
 
Những lưu dân đến vùng đất Hà Tiên – vùng đất của một tỉnh đồng bằng Sông Cữu Long ngày nay, Họ đi theo các kênh, rạch tự nhiên do quá trình dòng chảy của thủy triều lên xuống tạo thành trong rừng sâu, ven rừng…rồi Họ neo đậu thuyền, ghe lại những nơi có điều kiện, nhất là nơi ngã ba ngã tư sông nước để sinh hoạt, sinh sống chờ thời cơ tiếp tục cho quá trình mưu sinh. Trong thời gian ấy Họ chặt phá rừng làm rẫy, làm ruộng để bổ sung thêm nguồn lương thực, thực phẩm mang theo đã dần cạn; cây rừng Họ dựng làm láng trại (Nhà sàn) theo bờ sông nước để ở thay cho thuyền, ghe lâu ngày cũng dần hư mục, để tránh nước chảy xiết làm thiệt hại đến tài sản và con người mà đặc biệt là để phòng tránh thú rừng tấn công…
 
Quá trình khai phá - sản xuất ấy dần đã phát triển thành làng, thành xóm cùng với quá trình xây dựng bộ máy Chính quyền của Nhà Nước…Vì vậy có phải chăng Nhà sàn ở vùng đồng bằng Sông Cữu Long gắn liền với quá trình tiền nhân đã khai phá vùng đất Nam Bộ, là một trong những nét Văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ còn lưu lại ở nơi đây đến ngày nay.
 
Ngày nay Nhà sàn được xem là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, làm cản trở giao thông thủy nên cần phải giải tỏa, phải dỡ bỏ đi; điều đó nghe qua có vẽ là đúng nhưng chưa hẳn hoàn toàn là thế… Bởi Nhà sàn là một trong những nét văn hóa đặc trưng của một quá trình hình thành và phát triển… tạo nên, còn việc gây ra ô nhiễm môi trường, gây cản trở giao thông thủy là do ý thức của con người…
 
Theo tôi nhìn nhận một khách quan về Nhà sàn Nam Bộ như thế để chúng ta xác định cái gì cần giữ gìn, cái gì cần loại bỏ để không gây ô nhiễm môi trường, không làm cản trở giao thông,…mà vẫn giữ, vẫn phát huy được nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng Sông Cữu Long.
 
                 Ngày 2 tháng 9 năm 2013
                                                                                         

Tác giả bài viết: QUỐC THÁI

Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:nghiên cứu, cơ sở, chứng minh, nhà sàn, gắn liền, quá trình, khai khẩn, trước khi, xây dựng, bộ máy, sau đó, công nhận, tổng trấn, quản lý, sinh sống, lập nghiệp, khu vực, ngày nay, máy bay, tự nhiên, thủy triều

Bình luận mới

Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn