Tình – Tiền

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 18:28 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Tình cảm sâu nặng khó phai, không thể nào quên được, nhưng khi đồng tiền xen vào thì không ít trường hợp tình cảm tan nát, thậm chí còn giết hại nhau,..
Ở cái tuổi 80, ông Tâm đã phần nào yên tâm với cuộc sống hiện tại. Nhưng mỗi khi nghĩ đến trách nhiệm của mình với tương lai thế hệ con cháu mai sau, làm cho Ông luôn trăn trở…
 
Vốn là một chiến sỹ đã tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường, ông Tâm đã từng không cầm dược nước mắt vì tình cảm thiêng liêng xảy ra ở những chiến trường, trận chiến đấu mà Ông đã trực tiếp tham gia và chứng kiên.
 
Ngày ấy, trong những trận chiến đấu khi có đồng chí mình bị thương, thì những đồng chí còn lại bằng mọi cách vừa chiến đấu vừa đưa đồng chí mình về tuyến sau để cứu chữa thương, không ít đồng chí vì lo cho đồng chí  đã bị mà họ phải bị thương, có khi bị thương còn nặng hơn, có khi họ phải hy sinh. Không chỉ có thế mà trong những trường hợp đồng chí mình đã hy sinh nhưng họ vẫn không nở bỏ thi thể của đồng chí mình lại chiến trương mà bằng mọi cách đưa thi thể đồng đội về nghĩa trang gần đó để an táng. Có khi cũng chỉ vì bằng mọi cách đưa thi thể của đồng chí mình về nghĩa trang an táng mà họ phải bị thương tàn tật suốt đời, có trường hợp họ đã hy sinh. Còn nếu vì lý do chiến trường ác liệt, họ không đưa được đồng chí mình bị thương về tuyến sau cứu chữa, không đưa được thi thể của đồng chí mình về nghĩa trang an táng kịp thời, những đồng đội, đồng đội còn lại ôm nhau đau khổ mà khóc, mà bỏ ăn, không ngủ được,…rồi họ cũng tìm mọi các đưa cho bằng được đồng chí mình về cứu chữa, về an táng. Tình đồng chí trong chiến đấu nó cao cả, thiêng liêng, nó quý báu, nó đẹp…như thế !
 
Thế mà khi chiến tranh không còn nữa, cái tình ấy trong nhiều con người không giữ được, khi bị tiền nó chen vào. Tôi còn nhớ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, thống nhất không lâu, tại thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải (nay địa bàn này thuộc tỉnh Bạc Liêu), xảy ra vụ án chỉ vì tiền mà giết hại đồng chí mình rất dã man gây xôn xao làm chấn động dư luận cả nước, vụ án đó có cái tên là vụ án Lữ Anh Dồi mà cho đến nay chắc có không mấy người quên.
 
Còn trong những năm gần đây và hiện tại thì sao…không ít nơi này nơi khác cũng chỉ vì tiền mà một số cá nhân đấu đá lẫn nhau, thậm chí họ còn cấu kết nhau thành nhóm để triệt tiêu nhau, tranh giành quyền lực cũng chỉ vì tiền. Ở một địa phương nọ, có vị lãnh đạo đã lợi dụng chức vụ quyền lực để chiếm đất công – biến đất công thành đất của mình; lấy tiền nhà nước xài như “tiền chùa…”. Nhưng khi bị đồng chí mình phát hiện góp ý, thì dùng quyền lực cá nhân, cấu kết, lối kéo một đồng chí lãnh đạo cùng băng nhóm, đã tiếp tay cho vị lãnh đạo này thực hiện những hành vi tiêu cực ấy…Định “thủ tiêu” đồng chí mình bằng cách là tập thể lãnh đạo đề nghị cấp trên xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi tổ chức đối với đồng mình “vì dám đấu tranh cho lẻ phải, vì lợi ích của nhân dân, của dân tôc…”.
 
Những viễn cảnh trên nó chỉ diễn ra không nhiều ở nơi này nơi khác chưa đến mức nghiệm trọng lắm. Nhưng dù sao đi nữa thì đó cũng là điều mà những người có trách nhiiệm như tôi cần phải quan tâm, đừng để quá mượn. ông Tâm suy tư, nói…
 
Chuyện tình  - tiền ngoài xã hội là thế, còn trong gia đình, Ông Tâm tâm sự…Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, tôi rời quân ngũ phần vì mình là con nhà nông nghèo làm vì được học hành mà có trình độ tiếp tục làm việc điều kiện phát triển kinh tế đất nước, hơn nữa tôi cũng mang nhiều vết thương nên sức khỏe có giảm,  do vậy về quê làm lại cái nghề nông cha truyền con nối ấy. Ngày nay so với đồng đội, đồng chí ngày xưa có một thời cùng chiến đấu thì mình không bằng, không có nhà cao tầng, không có xe con đưa rước, không được tiếp đón chiêu đãi, ăn uống ở nhà hàng khách sạn sang trong, nhưng mình cũng đã khá lắm rồi so với nhiều người trong vùng và cùng trang lứa.
 
Khi mình về tiếp tục cái nghề nông cha truyền nối, những năm đầu mình cực khổ, vất vả lắm, nhà thì nghèo, thiếu trước hụt sau, con cái thì đông…Nhưng được một điều vô cùng quan trọng và quý lắm, đó là tình thương yêu nhau cúa các thành viên trong gia đình, có những bữa cơm chỉ có muối mắm với rau thôi mà cả gia đình quay quần vui vẻ, nhường nhau từng miếng ăn, tối đến cả nhà chỉ ngủ chung với nhau có hai cái mùng rách vá nhiều chổ như tấm vải bông…Thế mà tình thương yêu nhau trong gia đình thật là đáng qúy, hạnh phúc lắm…
 
Nhưng ngày nay cuộc sống gia đình có khả hơn như thế, mà tình cảm nó làm sao ấy…Mấy đứa con lớn thì lo làm ăn kiến tiền để khá hơn nữa nên ít về thăm cha mẹ, tài sản trong gia đình tôi tuy không là bao nhiêu, nhưng con tôi mỗi đưa có ý nghĩ theo một kiểu, có lời ra tiếng vào bàn tán của anh em chúng nó…thậm chí chúng nó đã có những lời nói bóng nói gió với nhau, anh em có nguy cơ mất tình nhau; ngay cả đứa con út của tôi còn nhỏ vừa học hết phổ thông cơ sở thôi, không biết tự nó suy nghĩ hay do ai đó bảo nó mà đã có lần nó hỏi tôi, Ba có làm di chúc chưa ???  Tôi thật đau lòng vì tiền mà tình cảm anh em chúng không còn thương yêu nhau như ngày trước nữa…
 
Ngẫm nghĩ mà đau…! Đúng như có ai đó đã nói, tiền là tiên, là phật, là sức bật của tuổi già, là cái lộng che thân, là cái đà danh vọng của tuổi trẻ, là…Nhưng làm người đâu phải chỉ có tiền, nếu con người chỉ có tiền thì con người chỉ như một chiếc máy để in ra tiền, là một thứ đồ vật sản sinh ra đồ vật mà thôi… Vì vậy làm sao để con người có tiền nhưng phải giữ được tình mới là điều quan trọng.
 
Điều này là người có trách nhiệm với non sông đất nước, dù ở thời điểm nào, làm công việc gì, chiến đấu hay làm nông, gần hết cuộc đời tôi đã cố gắng giữ gìn và phát huy nó, phần đời còn lại tôi sẽ cố gắng nhiêu hơn nữa, nhưng cũng mong sao những người có trách nhiệm, xã hội hãy cùng chung lo giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau, làm sao đừng để vì tiền mà mất tình, như thề sẽ dẫn đến mất những thứ còn lớn hơn nữa, mất những thứ quý giá hơn nhiều…Ta sẽ không là ta nữa nếu chỉ biết có tiền mà không có tình…Xin đừng để quá muộn… Ông Tâm suy tư và nói !

                                                        Bạc Liêu, ngày 15 tháng 4 năm 2010
                                                               
Tác giả bài viết: NGUYÊN LÊ
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết