Chuyện hè phố...

Đăng lúc: Chủ nhật - 28/06/2015 10:36 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(Khuôn viên HV hành chính quốc gia - cơ sở TP HCM)

(Khuôn viên HV hành chính quốc gia - cơ sở TP HCM)

Hàng ngày, 5 giờ sáng đi thể dục, ngang qua những nơi công cộng không ít lần nghe những chuyện, gặp những việc “hè phố”, làm tôi suy nghĩ, bận tâm, không biết có cần vậy không… Xin chia sẻ mấy mẫu chuyện dưới đây để bạn hữu cùng suy nghĩ, bàn luận nếu có quan tâm…

1. Lo cho đời con của cháu…
 
Buổi sáng hàng ngày đi thể dục (đi bộ), không ít lần tôi nghe những câu chuyện “trong nhà, ngoài phố” của những người cùng đi thể dục. Tôi không để ý và cũng không hỏi tên những người phố ấy, nhưng trong những câu chuyện, tôi nhớ suy nghĩ mãi câu chuyện “Lo cho đời con của cháu”;
 
Trong câu chuyện giũa hai người, tôi không biết tên ai, nên tạm đặt tên là ông A và ông B. Hôm ấy, ông A chia sẻ với ông B;
 
Thời gian gần đây, tôi không được vui lắm vì gặp phải “Thủ trưởng có tính tình kỳ cục, học hành kiến thức thì không bằng ai, nhưng lại không chịu học để bổ sung kiến thức, khi có lớp đi học thì tìm cách tránh né đi học, nhưng người khác đi học thì không thì tìm cách cho đi; trong công việc thì dân chủ hình thức, không lắng nghe ý kiến của tập thể, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền; miệng thì nói đạo đức nhưng sống “gái gú” thì lăng nhăng,...
 
Thủ trưởng ông bao nhiêu tuổi rồi ? Ông B hỏi ông A ! Tuổi Thủ trưởng tôi tương đương hay lớn hơn tụi mình chắc khoảng hai, ba tuổi. Ông A trả lời ông B ! Nghe ông A trả lời thế, ông B tiếp tục;
 
Có lẽ lứa tuổi của tôi, của ông là thế, nghĩ mà thương cho mấy đứa con. Do điều kiện chiến tranh, cuộc sống thời điểm tuổi trẻ của tụi mình đâu có được điều kiện học hành như mấy đứa con tôi, con ông bây giờ; vì vậy tôi với ông kiến thức và tính cách cũng đâu khác gì mấy so với thủ trưởng của ông;
 
Mấy đứa con mình muốn làm việc gì mà không xin ý kiến, thì bảo tụi nó xem thường mình, còn khi nó xin ý kiến thì mình có hiểu hết được đâu, vì không có học thức, kiến thức để mà quyết, mà cho ý kiến... Thế là gia trưởng, bảo thủ, độc đoán chuyên quyền xảy ra là điều tất nhiên. Không biết ông thì sao, chứ tôi thì không ít lần mấy đứa con tôi đã bị tôi cho ý kiến, quyết định, xử lý kiến chúng nó đề xuất, như cách thủ trưởng của ông vậy;
 
Tôi nghĩ, thế hệ của chúng mình cần suy nghĩ lại, có trách nhiệm hơn trong việc dạy, tạo điều kiện lo cho thế hệ cháu mình, cho chúng được học hành đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn để chúng nó thật sự có kiến thức vững vàng; thế hệ chúng chúng mình phải gương mẫu để có uy tính mà răng dạy chúng nó và bản thân chúng nó cũng phải ra rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, lối sống tốt hơn; biết tôn trọng giá trị lao động, phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội,... (anh bên trên cập nhật từ google - minh họa) Để cho đời con của cháu tôi, cháu ông có được cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn, không phải chịu sự bảo thủ, gia trưởng, độc đoán chuyên quyền,... của cha nó là cháu tụi mình; đời con của cháu tụi mình không gặp phải như đời tôi và ông, của thế hệ của chúng mình.
 
2. Xây dựng hình ảnh văn hóa phố phường, đẹp...
 
Trong cuộc sống, mọi người luôn mong muốn bằng mọi cách xây dựng cho bản thân, gia đình có nhân cách sống; bộ mặt xóm làng, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn... Thế ma, không ít lần tôi gặp những trường hợp ăn nhậu rồi nằm lăng ra hè phố mà ngủ; đi lang thang trên đường, cầu; thải rác bài bãi, tiểu nơi công cộng,... như chốn không người;   
   
Mấy lần đi thể dục, đã hơn 5 giờ sáng vậy mà tôi cùng mấy anh bạn cùng đi thể dục vẫn bắt gặp hai, ba ông “Con hoàng đế” ngồi bên vỉa hè với chai rượu đế uống còn 1/3 chai cùng với nữa ổ bánh mì; Có hôm mấy ông “Con hoàng đế” này còn điểm danh và phê phán chúng tôi “Hôm nay sao thiếu người rồi, hôm nay đi trễ hơn mấy hôm trước...”. Có ngày đã hơn 5 giớ sáng chúng tôi đi thể dục ngang qua nơi mấy ông “Con hoàng đế” thường hây ngồi nhậu, có lẽ họ không còn khả ngồi vỉa hè nữa, nên nằm trên dải phân cách đường mà ngủ vô tư (ảnh bên dưới, là mấy ông “Con hoàng đế” đã hơn 5 giờ sáng mà vẫn còn nằm ngủ trên dải phân cách, đường Trần Phú, TP..., tỉnh...);
 



 
 
Có mấy lần đi thể dục, gặp người ăn xin nhưng không biết họ có còn người thân không mà để họ nằm ngủ trên vỉa hè, bị người đi thể dục chọc thực dậy, ôm cả một vỏ đựng đồ nhưng không biết trong đó có những thứ gì và quấn chiếc chăn đã đấp nằm ngủ đi lang thang trên cầu (người nằm ngủ vỉa hè, bị chọc thức dậy, 4 giờ 40 phút ôm vỏ đồ đi trên cầu Tôn Thắng, TP..., tỉnh..., ảnh bên dưới). Có hôm tôi đi thể dục về thì gặp người ăn ngồi vỉa hè, vòng xoay của một số tuyến đường ăn xin, không biết mấy người ấy có còn con cháu gì không mà để họ phải sống như vậy...
 
Cũng những buổi sáng hàng ngày đi thể dục, tôi cùng mấy người bạn không ít lần bắt gặp việc thải rác bừa bãi ra vỉa hè, ra đường; thậm chí đứng tiểu nơi công cộng, trước trụ sở cơ quan hành chính như chốn không người. Thấy cảnh như thế không biết phải làm sao, nên có lần tôi chụp tấm ảnh mà không biết để làm gì (5 giờ 30 phút sáng rồi mà vẫn vô tư đứng đái trước trụ sở cơ quan hành chính, tại phường 1, TP..., tỉnh..., ảnh bên đưới).
 
     
Không hiểu bản thân những người như trên và người thân, gia đình của họ; các tổ chức nghĩ sao, trách nhiệm như thế nào mà để cho người thân của mình, để cho xóm làng có những việc khó nhìn như thế...
  
3. Văn hóa giao tiếp...
 
Ông bà ta đã dạy, “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, thế mà đôi khi trong quan hệ bình thường, trong mua bán những thứ hàng hóa bình thường giá trị không lớn, nhưng họ lại dùng những lời lẽ nặng nhẹ, thiếu văn hóa để dành cho khách hàng, chỉ vì người mua hàng hỏi giá rồi mà không mua, đi mua quầy kế bên.
 
Lần ấy tôi đưa mấy người bạn từ nơi khác đến, vào chợ một thị trấn..., huyện, (nay là chợ của Thị xã) lựa mua mấy ký lô gam bồn bồn tươi về quê dùng, vì người nơi khác đến nên khi bước vào chợ, thì một trong mấy người bạn tôi thấy quần bán bồn bồn liền ghé vào hỏi giá, người đi cùng thấy quần kế bên bồn bồn tươi tốt hơn nên cùng bước sang quần kế bên mua... Thế là chủ quần hàng dùng những lời lẽ nặng nhẹ, thậm chí dùng những lời thậm tệ...
 
Thấy vậy, nghĩ mình là người địa phương lại quen nên tôi lên tiếng, “Người ta từ nơi khác đến không biết, hỏi giá mà không mua thì hàng của anh vẫn còn của anh, bán cho người khác, chứ có gì đâu mà anh nói với người ta như vậy...”. Tôi nói chỉ thế, mà người bán hàng không nhận ra, chỉ vì không bán được 6, 7 ký lô gam bồn bồn tươi, giá mỗi ký lô gam chỉ hơn 40 ngàn đồng mà người chủ quần hàng ấy lại có những lời thiếu văn hóa không chỉ với người nơi khác đến, mà còn nặng nhẹ luôn cả tôi là người quá quen biết nhau;
          
Tôi nghĩ, mọi người nhất là những người mua bán ở chợ cần nên suy nghĩ, đừng vì mấy đồng tiền mua bán mà có những lời lẽ, hành động thiếu văn hóa với người khác. Vì những lời lẽ nó không chỉ thể hiện văn hóa của bản thân mình mà nó còn là sự thể hiện nét văn hóa cư xử với nhau của cộng đồng dân cư nơi mình đang sinh sống. Nếu những người dân nhất là những mua bán ở chợ họ không tự giác sửa mình, thì chính quyền đoàn thể cần phải giáo dục họ, để họ có thái độ, hành xử với nhau có hóa hơn...
 
4. Đôi lời bàn luận...
 
Tôi suy nghĩ, mọi người dù bất cứ ở địa vị nào cũng hãy luôn học tập, rèn luyện mình để có kiến thức, chuẩn mực nhân cách đạo đưc lối sống,... thì người khác, xã hội mới tôn trọng mình; hãy lắng nghe ý kiến, tôn trọng mọi người xung quanh; hãy đối xử mọi người có văn hóa,... Thì mới nhận lại được từ mọi người sự đối xử tốt, tôn trọng, có văn hóa...
 
Thế hệ hôm nay hãy có trách nhiệm hơn với chính mình, để làm gương giáo dục con cháu mình, để thế hệ tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn...

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 6 năm 2015         
Tác giả bài viết: Quốc Thái
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết