Chuyện sợi tóc

Đăng lúc: Thứ năm - 25/06/2015 08:44 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Nằm trong phòng ngủ của ký túc xá, Học viện hành chính quốc gia (cơ sở TP Hồ Chí Minh) buồn, mở điện thoại đọc xong “Chuyện sợi tóc” trên facebook của “Diệu Sang”, mẫu chuyện ngắn thôi mà tôi cứ suy nghĩ…, Không rõ Tác giả của mẫu chuyện, nhưng xin phép được đăng lại trên trang wab cá nhân để chia sẻ với các bạn hữu nếu quan tâm…

Cô phục vụ bưng một tô bún riêu cua ra để trước mặt chị khách và quay lưng đi vài bước thì bị chị khách gọi giât ngược lại

Này em, sao trong tô lại có sợi tóc ? Bọn em làm ăn thế nào thế hả ? Tôi nói cho em biết, nếu tôi vô tình nuốt sợi tóc này vào bụng thì tôi sẽ bị đau.Tôi bị đau ai sẽ làm việc nuôi gia đình và con cái tôi ? Con tôi không có cơm ăn và áo mặc sao đến trường, sao có sức khỏe để lo bản thân tương lai và cho xã hội này ? Tôi đau sao tôi có thể cống hiến cho xã hội được ? Chưa kể tôi sẽ trở thành ghánh nặng của gia đình và xã hội bởi phải có người phục vụ va chăm sóc cho tôi khi tôi nằm trên giường bệnh. Người chăm tôi lại phải mất thời gian và sức lực cho tôi thay cho việc lao động để đóng góp cho xã hội. Em có biết hiện nay bệnh viện đang quá tải không ? Tại sao phải để tôi vào bệnh viện nằm cho bộ Y tế thêm đau đầu ? Bộ Tài Chính sẽ phải la toáng lên "tiền đâu mà nhập máy mốc hiện đại cho bệnh nhân ?" và...

Cô phục vụ thò tay vào tô bún riêu nhặt sợi tóc ra và nói "Thế là xã hội này sẽ phát triển từ đây"

Tôi xin có mấy ý bàn luận:

Chỉ có sợi tóc vô tình rơi vào tô bún riêu, mà vị khách đã suy luận vấn đề quá quan trọng gây tác hại rất lớn cho bản thân, cho gia đình, cho cơ quan, cho xã hội,... với diễn thuyết dài như thế. Có lẽ, vị khách chỉ cần thò tay lấy sợi tóc ra khỏi tô hoặc yêu cầu người phục đổi cho mình tô bún khác thì không phải hao tốn calo, mất thời gian cho mình và cho cả người phục;

Tuy một sợi tóc nhỏ thôi, mà chủ quán ăn, người vụ thiếu quan tâm kiểm tra trước giao cho khách; chưa xảy hậu quả nhưng vị khách đã suy luận một bài diễn thuyết làm mất thời gian, rắc rói cho quán ăn đến thế…

Qua mẫu chuyện cho ta bài học, mọi người dù làm việc gì cũng cần cẩn trọng dù chỉ là một việc nhỏ; người nói cũng cần nói những gì muốn nói, thiết thực hơn; không nên suy luận, tạo “Chuyện bé xé ra to”, “chuyện đơn giản làm thành phức tạp thêm”.  

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2015
Tác giả bài viết: Quốc Thái (sưu tầm, bàn luận)
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết