Để giúp nông dân...

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 04:38 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

(ảnh được cập nhật từ Google - minh họa)

Bài viết đề xuất cần nghiên cứu tìm nguyên nhân sản xuất hiệu quả chưa cao ở vùng chuyển đổi sản xuất chuyên nông nghiệp sang một vụ lúa một vụ tôm, để giúp nông dân sản xuất có hiệu quả hơn...
ĐỂ GIÚP NÔNG DÂN
CHỦ ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

Theo số liệu chưa đầy đủ của các địa phương trong tỉnh, trong sáu tháng đầu năm 2008 toàn tỉnh đã có gần 30 ngàn ha đất nuôi trồng thuỷ sản chuyển lại trồng lúa và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng nếu giá lương thực tiếp tục tăng, còn giá tôm vẫn ở mức giá như hiện nay.

Còn nhớ vào thời điểm năm 2001, tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu một phận hộ dân bức xúc liên tục yêu cầu Chính quyền mở cống, đấp đưa nước vào một phần dự án diện tích tròng lúa phía Bắc quốc lộ 1A nằm trong địa bàn tỉnh Bạc Liêu thuộc dự án ngọt hoá Quản lộ Phụng Hiệp của Chính phủ, bởi tình hình sản xuất nông nghiệp thời điểm này ở đây có gặp khó khăn do một bộ phận diện tích nằm trong vùng trũng nước phèn nặm mà đặc biệt là do giá cả con tôm xuất khẩu tăng cao so với giá lương thực, chính vì vậy mà nhiều hộ dân đã bất chấp Chính quyền đã mở cống, phá đập để đưa nước mặn vào nuôi tôm. Và cũng chính do sự hấp dẫn của giá tôm xuất khẩu mà hầu như toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở phía Nam quốc lộ 1A thuộc địa bàn tỉnh Bạc liêu bà con cũng đã đưa nước nặm vào nuôi tôm mặc cho Chính quyền ra sức tuyền truyền, thuyết phục cản ngăn không cho. Chính vì vậy mà buộc lãnh đạo tỉnh phải tập trung nghiên cứu, lập thủ tục trình Chính phủ cho chuyển một phần lớn diện tích trồng lúa thuộc dự án ngọt hoá Quản lộ Phụng Hiệp và nằm ngoài dự án được chuyển sang sản xuất một vụ tôm một vụ lúa, đưa diện tích nuôi tôm của tỉnh từ trên 70 ngàn ha năm 2001 lên 125 ngàn ha vào đầu năm 2008. Sự chuyển đổi ấy cũng đã làm thay đổi, phát triển nâng cao đời sống phần đông của những hộ dân được chuyển đổi sản xuất từ chuyên lúa sang tôm lúa kết hợp. Tuy nhiên cũng không thể phủ là đã có không ít những bất cập về chuyên môn kỹ thuật sản xuất, hệ thống thuỷ lợi thuỷ nông nội, cây con giống,… phục vụ sản xuất, và nhà nước cũng đã đầu tư khá lớn tiền cho sự chuyển đổi này của nông dân mà hiện nay số dư nợ quá hạn hàng trăm tỷ đồng tại các ngân hàng, theo hộ nông đã thừa nhận là từ bao đời người nông dân chưa bao giờ thiếu nợ tiền vay để đầu tư cho sản xuất lớn như thế và chưa biết làm thế nào để trả nợ như hiện nay. Nên một bộ phận không nhỏ các hộ dân đã cầm cố, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất hợp pháp để trả nợ và tiếp tục đầu tư cho sản xuất.

Trong điều kiện hiện nay và cũng theo dự báo tình hình thiếu lương thực của nhiều nước trên thế giới trong tương tương lai, điều mà người nông dân rất cần là các cơ quan Nhà nước nên nhanh chóng nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, nghiên cứu tạo ra loại giống lúa thích nghi, xây dựng mô hình sản xuất kết hợp cho phù hợp;… Đồng thời có những chủ trương, chính sách sát thực tế để giúp nông dân chủ động trong sản xuất có hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần cho sự phát triển chung và cũng để tránh những bất cập, hãn chế mà  6 năm trước đã từng xảy ra.
                                                                             
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết