Bàn về vấn đề đạo đức xuống cấp từ đâu… (bài 3)

Đăng lúc: Thứ ba - 17/02/2015 18:06 - Người đăng bài viết: Nguyễn Hùng Thái
(ảnh minh họa)

(ảnh minh họa)

Người ta có nhận xét hiện nay một bộ phận đạo đức đang xuống cấp, nhưng cần phải đánh giá đúng, nguyên nhân xuống cấp, xuống cấp bắt đầu từ đâu để có giải pháp, biện pháp xử lý...
3. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam ta, là nền tảng giáo dục đạo đức gia đình; Bởi đạo đức dân tộc Việt Nam là tình thương yêu đoàn kết giúp đỡ cho nhau, đó là lòng chung thực, thủy chung, sự tôn trọng nhau…Nền tảng đạo đức gia đình nó được gắn kết với đạo đức cách mạng, đạo đức cách mạng là hạt nhân, là nhân tố để xây dựng và phát triển đạo đức gia đình, bởi đạo đức cách mạng là sự phát triển tốt đẹp của đạo dân tộc và của nhân loại, mà đạo đức cách mạng nó gắn kết với mỗi thành viên trong gia đình, nhất là của những cán bộ đảng viên, công chức Nhà nước là thành viên trong gia đình.

Chính là nhờ chúng ta phát huy tốt sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức cách mạng trong suốt tiến trình phát triển của dân tộc ta đã qua; Gia đình Việt Nam là nơi giáo dục, đào tạo nuôi dưỡng, để trưởng thành lớp người đã xả thân mình hy sinh cho Tổ quốc, cho lợi ích chung của dân tộc, lớp người chủ nhân của đất nước hiện tại và trong tương lai. Sự giáo dục của gia đình đó, được thông qua những tấm giương sáng ngời của ông bà, cha mẹ…đó là sự hy sinh lợi ích riêng tư vì lợi ích chung, đặt lợi ích nhỏ trong lợi ích lớn; Đó là lòng nhân ái, lòng  chung thủy, đó là sự chịu khó cần cù lao động, đó là sự đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, không sống lãng phí xa hoa,  không chạy theo lối sống thực dụng…Từ đó đã có không biết bao nhiêu gia đình được phong tặng các danh hiệu cao qúy trong thời kỳ chống Thực dân-đế quốc xăm lược và ngày nay cũng không biết bao nhiêu gia đình được phong tặng các danh hiệu gia đình an toàn, gia đình kiểu mẫu, gia đình văn hoá, tấm giương ông bà mẫu mực…và cũng từ nền tảng giáo dục đạo đức gia đình, đạo đức cách mạng được kết chặt là nhân tố để xây dựng gia đình, nên gia đình đã giáo dục tạo ra hàng lớp hàng lớp cán bộ-đảng viên, những người công dân tốt đã vì lợi ích chung của dân tộc, mà quên mình hy sinh vì sự nghiệp chung của cách mạng. Đã có biết bao thanh niên nam nữ được công nhận danh hiệu liệt sỹ-anh hùng, danh hiệu học tập lao động sản xuất kinh doanh giỏi, anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, danh hiệu con cháu thảo hiền…Từ sự giáo dục đạo đức trong gia đình mà lớp trẻ đã tham gia chống giặc ngoại xăm giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước phát triển như ngày hôm nay. Đạt được như vậy, chính là chúng ta biết phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân với sự kết chọn những tinh hoa văn hoá nhân loại trong xây dựng gia đình văn hóa, mà xây dựng gia đình văn hóa cũng chính là xây dựng đạo đức gia đình ngày càng tốt đẹp hơn, xây dựng đạo đức gia đình cũng chính là để góp phần xây dựng đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình biết giữ gìn, phát huy bản chất tốt đẹp đạo đức của cách mạng trong xây dựng đạo đức gia đình, cũng còn một bộ phận gia đình chỉ sống cho bản thân gia đình mình mà không quan tâm đến cộng đồng gia đình của xã hội, chỉ biết hưởng thụ mà không biết hy sinh cho lợi ích chung. Bởi ngày nay kinh tế-xã hội của đất nước, địa phương ngày càng phát triển, phần lớn hộ gia đình giàu khá lên rất nhanh, trong số những hộ khá giàu này một bộ phận ông bà, cha mẹ lại chạy theo lối sống thực dụng, họ có tiền nên vợ trốn chồng, chồng trốn vợ, thầm lén hẹn nhau tổ tiệc tùng, tổ chức đi du lịch, đi vì một việc gì đó nhưng thực chất cũng để ăn chơi thầm lén, rồi dần dần dẫn đến sống không chung thủy trong quan hệ vợ chồng qua những cuộc ăn chơi này. Tôi rất đau lòng khi nghe chính những người ăn chơi này họ nói “ ăn cơm hoài cũng chán, có tiền tìm nơi ăn phở ăn mì cho lạ…” và càng thật đau lòng hơn khi tình cờ tôi hỏi một người bạn, đi ăn chơi như thế không sợ chồng hay vợ ghen sao..??? Và thật bất ngờ vì câu trả lới. Không! em không sợ ghen vì mấy anh đa số đều có chức quyền, có địa vị, và những người danh tiếng làm ăn trong xã hội… thì chồng nào dám ghen với mấy anh ấy khi không có cơ sở; Còn những bà vợ dù biết chắc nhưng đa số cũng không dám ghen, vì nếu ghen sẽ làm mất uy tín, mất quyền thế, mất chức, cũng có thể là mất luôn chồng và cũng đồng nghĩa với sự mất danh lợi, mất sự kính nể của một số người xung quanh, mà sự kính nể ấy có được từ chồng, nên những bà vợ này đành ngậm đắn mà làm vui; Rồi từ đây trong cuộc sống gia đình có sự ngầm: mạnh chồng chồng hẹn, mạnh vợ vợ hẹn, mạnh ai người ấy hẹn…;  Cũng có khi vợ hẹn, chồng biết mà không nói được rồi đâm ra buồn đi rượu chè, bài bạc, tham gia các tệ nạn xã hội, và đối với những bà vợ mà ông chồng có quyền thế, địa vị, danh tiếng trong xã hội vì không muốn mất những danh lợi, vị nể của mọi người, có được từ chồng nên không dám nói hoặc nói không được rồi đam ra  buồn chán, rồi có khi cũng rượu chè, bài bạc tham gia các tệ nạn xã hội. Rồi từ đây dẫn đến buồn chán nhau, gia đình mất hạnh phúc, không chung thủy dẫn đến thầm lén ngoại tình và đến lúc không chịu nổi nữa thì ra tòa chia tay nhau. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự nêu gương tốt để giáo dục đạo đức cho lớp trẻ, cho những người chủ nhân tương lai của đất nước. Và cũng từ đây mà con cháu buồn ông bà, cha mẹ… mất chổ dựa tinh thần, rồi cũng cập bè, cập bạn hẹn hò ăn chơi như, ông bà, cha mẹ chúng. Chúng ta cứ đến thử, để ý thử ở những khu nhà cho thuê trọ, cho trọ rồi sẽ thấy đau lòng, tuy không nhiều nhưng dù ngày hay đêm chúng ta cũng có thể thấy những đôi trai gái còn rất trẻ đến thuê phòng “qua giờ”, rồi điều gì sẽ xảy ra… và rồi từ đây chúng sẽ dấn thân vào con đường tội lỗi, tham gia, dính vào các tệ nạn xã hội…,chỉ còn biết trông chờ vào Đoàn thể xã hội giúp đỡ, giáo dục, pháp luật trị chúng mà thôi, chứ cha mẹ, ông bà chúng có tốt đâu mà rầy dạy chúng, bởi đang có một cuộc sống ly thân, ngoại tình thầm lén, thậm chí từ cuộc sống không chung thuỷ này mà đang chờ ngày ra tòa ly hôn. Còn “ đâu nữa “ mà nêu gương, mà giáo dục chúng.

Những vấn đề không tốt nêu trên tuy không phải là nhiều so với đạo đức tốt đẹp của đại đa số gia đình; Mặc dù nó chỉ một bộ phận nhỏ thôi, nhưng nó cũng là nguyên nhân, là nhân tố chính làm lung lay, xuống cấp đạo đức dân tộc, đạo đức gia đình mà thời gian gần đây chúng ta, dư luận xã hội liên tục lên tiếng cảnh báo. Do vậy để phát huy, xây dựng gia đình văn hoá ngày càng tốt hơn, làm hạt nhân nền tảng xây dựng đạo đức gia đình, đạo đức xã hội. Chúng ta là những người ông, bà; những người cha, mẹ mà nhất là những người ông bà, cha mẹ là cán bộ đảng viên hãy tự soi rọi lại mình, tự sửa lại mình trong khuôn phép của đạo đức cách mạng, đạo đức dân tộc tốt đẹp như  đã nêu trên, nhằm góp phần ngăn ngừa sự lung lay xuống cấp của đạo đức xã hội
          
                                                           Giá Rai, tháng 11 năm 2003
                                                                       
Tác giả bài viết: QUỐC THÁI – DÂN AN
Nguồn tin: Nguyễn Hùng Thái
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết